1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?
Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?
3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.
4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm ằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.
5*. “ Lượm ơi, còn không”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
Cho khổ thơ sau:
“Ra thế
Lượm ơi!..”
a) Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả của bài thơ đó là ai?
b) Có ý kiến cho rằng đây là khổ thơ hay và độc đáo của bài thơ. Em hãy viết đoạn văn nêu cái hay, cái đẹp của khổ thơ đó.
Phần I.
Cho đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
(Ngữ văn 6- tập 2)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Đoạn thơ miêu tả nhân vật nào? Ghi lại các chi tiết miêu tả nhân vật đó ở từng phương diện: hình dáng, trang phục, cử chỉ và hoạt động. Các chi tiết miêu tả về từng phương diện trên đã tạo nên ấn tượng chung về nhân vật như thế nào?
Câu 3. Ghi lại các từ láy trong đoạn thơ trên. Việc lặp lại đoạn thơ trên ở kết bài có tác dụng gì?
Câu 4. Trong đoạn thơ có hình ảnh so sánh nào? Nêu giá trị của hình ảnh so sánh đó.
Câu 5. Từ văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận của em về sự hi sinh của nhân vật chú bé trong văn bản. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là và 1 phép so sánh. Gạch chân và chú thích rõ.
Câu thơ "Lượm ơi còn không?"được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì ?
Câu "Nhảy trên đường vàng " trích trong bài "Lượm" là BPTT gì ?Nêu tác dụng của BPTT đó .
-Trong bài thơ Tiếng Gà Trưa ,có cụm từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? từ ngữ còn xuất hiện ở những khổ thơ nào trong bài thơ?
-Theo em,tác dụng của việc lặp đi lặp lại những từ ấy là gì?
Từ hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên, hãy viết đoạn văn 6-8 câu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước trong thời điểm ngày nay, trong đó có liên hệ những tấm gương thiếu niên anh hùng mà em biết.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên là gì? Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Viết đoạn văn 5 → 7 câu trình bày cảm nhận của em về tác dụng của biện pháp.
Trong bài thơ ''Lượm'' của nhà thơ Tố Hữu , nhân vật Lượm tiêu biểu cho thế hệ trẻ anh hùng thời kỳ kháng chiến chống kẻ xâm lược để bảo vệ đất nước . Em hãy kể tên hai tấm gương thiếu niên anh hùng nhỏ tuổi khác mà em biết .