Bài 27 : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kang Ha Eun

Ngô Quyền đã chuẩn bị như thế nào để chống quân xâm lược Nam Hán

Trang Hoàng Huyền
30 tháng 4 2017 lúc 10:03

Ngô Quyền dã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu dẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở nhưng nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành 1 trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

vũ tiến đạt
30 tháng 4 2017 lúc 13:01

Ngô Quyền đã chỉ huy quân và nhân dân lên rừng chặt ngàn vây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng của của sông Bạch Đằng ở các nơi hiểm yếu, gần xửa biển, và xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bờ biển.

Đạt chúc bạn học tốt nha!

phạm thị thu thủy
1 tháng 5 2017 lúc 20:45

Bàn với các tướng cách đánh giặc

Ông xây dựng trận địa cộc ngầm ở gần cửa biển Bạch Dằng( lên rừng đẵn hàng ngàn cây gôc già, đầu dẽo nhọn và bịt sắt rồi lợi dụng lúc thủy chiều xuống để dem đóng xuống sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu)

bố trí quân mai phục 2 bên bờ sông Bạch Đằng gần cửa biển.

( chúc bn học tốt)

Trịnh Ánh Ngọc
12 tháng 5 2017 lúc 9:53

Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán[7]. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong con mình là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn.[8]

Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói:"Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến. Vua Nam Hán không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào, muốn đánh Ngô Quyền; nhưng quân chưa đến, Ngô Quyền đã giết Kiều Công Tiễn rồi.[8]

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại,đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.[8]

Ngô Quyền định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc. Nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiếng quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nữa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.[8]

Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định trong sách Đại Việt sử ký toàn thư:

Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng?
phạm thảo vân
20 tháng 4 2018 lúc 14:52

Năm 937 , Dương Đình Nghệ bị 1 viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức . Được tin đó , Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc . Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán . Vua Nam Hán nhân cơ đó , sang xâm lược nước ta lần 2 . Năm 938 , vua Nam Hán sai con của mình là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy 1 đạo quân thù sang xâm lược nước ta . Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn , Trung Quốc sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo . Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La , bắt giết Kiều Công Tiễn , khẩn trương chuẩn bị chống quân Nam Hán . Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo cửa sông Bạch Đằng , Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc . Ông đã chỉ huy quân đội lên rừng đốn thật nhiều cây gỗ dài , đầu đẽo nhọn bịt sắt , rồi cho người đóng cọc ở những nơi hiểm yếu của cửa sông Bạch Đằng , xây dựng 1 cuộc chiến cọc ngầm , có quân mai phục ở 2 bên bờ .


Các câu hỏi tương tự
Khởi My
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết
thao nguyen phuong hien
Xem chi tiết
lam giang
Xem chi tiết
Hoàng Trúc Nhi
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
lương thị thu vân
Xem chi tiết
Lê Tuyến
Xem chi tiết
Võ Duy Khánh
Xem chi tiết