Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Nhi

Nêu ý nghĩa của truyện ếch ngồi đáy giếng

Lê Nguyên Hạo
30 tháng 8 2016 lúc 17:52

- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang

-  Khuyên nhủ con người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, không được chủ quan kiêu ngạo

Linh Phương
30 tháng 8 2016 lúc 17:52

Ếch ngồi đáy giếng ý muốn nói con người ta phải sống trung thực không cậy mình giỏi mà ra vẻ ta đây hơn người. Phải biết tìm tòi khám phá để mở mang kiến thức. Không được kiêu căng ngạo mạn.

Heartilia Hương Trần
31 tháng 8 2016 lúc 20:01
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người. Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo. Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người. Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. 

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?
Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

 Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ. 

Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.

like mình nha

Adorable Angel
8 tháng 11 2016 lúc 16:45

* Ý nghĩa:

- Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.

- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo

(Cái này là cô mk chỉ)

Trần Thị Thúy Nguyên
13 tháng 12 2017 lúc 15:23

Ý nghĩa văn bản:" Ếch ngồi đáy giếng " ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang; đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.

Nguyễn Phạm Ngọc Anh
3 tháng 1 2018 lúc 13:34

Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quan kiêu ngạo.

mk nhớ là thếvui!

Nguyễn Đinh Huyền Mai
28 tháng 12 2016 lúc 21:39

Ếch ngồi đấy giếng ý muốn nói người ta phải sống trung thực, không cậy mình giỏi mà ra vẻ ta đây hơn người. Phải biết tìm tòi, khám phá để mở mang kiến thức. Không được kiêu căng, kiêu ngạo

Nuyễn Đình Hào
6 tháng 11 2017 lúc 21:10

Truyện ếch ngồi đáy ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang

Trần Thị Ngọc Hiền
8 tháng 1 2018 lúc 19:18

-Nếu sống môi trường hạn hẹp ko có sự giao lưu thì sẽ bị hạn chế về hỉu biết thế giới xung quanh

-Dù sống trong môi trường hạn hẹp vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hỉu biết của mình bằng nhìu cách khác.

-Ko đc chủ quan kêu ngạo,coi thường đối tượng xung quanh.

VKook
28 tháng 10 2018 lúc 21:25

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện hài hước, châm biếm, nói bóng nói gió nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống của con người. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện như vậy. Mượn hình ảnh một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm lối sống cạn của con người hiện nay. Đây là câu chuyện được lưu truyền từ nước này sang nước khác, có giá trị rất sâu sắc.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch nhỏ sống ở đáy giếng và sau khi bước ra ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài. Đó là hai cách sống, hai lối suy nghĩ trái ngược nhau nhưng tạo nên một thể thống nhất, thành bài học quý giá cho những ai có cách nhìn phiến diện, không chịu mở mang bản thân và mở mang suy nghĩ của mình ra bên ngoài.
“Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Thứ nhất là kể về cuộc sống của chú ếch sống ở đáy giếng và thứ hai là kể về cuộc sống của chú sau khi phải bước ra khỏi cuộc sống nhỏ hẹp ở đó. Bài học mà câu chuyện này để lại khiến cho mọi người phải suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân.
Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự tinh tế và thông minh của con người, rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải chỉ theo một chiều nhất định. Đó là lối sống cần phát huy, trái ngược với lối sống của chú ếch chỉ quanh năm sống ở đáy giêng như vậy.
Khi sống một mình dưới giếng, ếch nhìn trời thật bé nhỏ, chỉ “bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chua tể”. Thái độ nghênh ngang, coi thường mọi vật xung quanh đã phần nào đánh giá thái độ sống phiến diện, có suy nghĩ thiển cận như vậy. CHính điều kiện sống đã khiến cho chú ếch có lối sống và suy nghĩ quá lạc hậu.
Tuy nhiên tình huống vào một năm mua to gió lớn, nước giếng dâng cao khiến cho chú ếch phải trôi ra ngoài. Cuộc sống lúc bấy giờ mới khiến chú ếch hoang mang. Nhưng vì giữ thói quen và lối suy nghĩ thiển cận ở dưới đáy giếng quá lâu nên chú ếch vẫn huênh hoang và không xem ai ra gì. Chú vẫn khư khư giữ cái suy nghĩ lạc hậu đó nên đã dẫn đến kết cục thê thảm: bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Như vậy chỉ với vài tình huống truyện như vậy nhưng phần nào đã gợi nhắc và thức tỉnh những người đang có lối sống thu hẹp bản thân; sống không quan tâm đến những người xung quanh. Khi chúng ta chỉ ở một mình, chúng ta thấy mình là nhất, là số 1 và không xem ai ra gì. Nhưng khi cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều yêu cầu, cần phải hòa nhập, cần phải hòa đồng thì lối sống kia không còn phù hợp nữa. Khi đó buộc chúng ta cần phải sống thoáng, biết nhìn nhận sự vật sự việc xung quanh. Đánh giá mọi việc bằng cái nhìn tổng quát chứ không bằng cái nhìn phiến diện như thế.
Thế giới con người cũng như vậy, khi chúng ta đủ lông đủ cánh bay nhảy thì chúng ta cần phải biết nhìn nhận mọi thứ một cách đa chiều để không bị bỏ lại phía sau.
Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội này thì yêu cầu phải có cách nhìn sâu sắc, nhìn mở rộng hơn để không trở nên lạc hậu và bị đẩy lùi phía sau.
Câu chuyện ngụ ngôn này lên án, phê phán những người luôn coi mình là nhất, không xem ai ra gì. Chắc chắn tương lai của họ sẽ không mấy tốt đẹp gì. Nếu nhận ra những điều này sớm thì cần thiết phải sữa chữa để giúp cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.
Chúng ta cần phải học tập ở người khác nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm để trau dồi thêm vốn sống của mình. Đây là điều cần thiết mà câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” muốn nhắn gửi đến cho mọi người.

đỗ mai linh
24 tháng 12 2018 lúc 12:26

có trong sách giáo khoa mà bạn

Nguyễn Thị Hồng Na
26 tháng 12 2018 lúc 8:44

-ko được củ quan ,kiêu ngạo ,coi thường người khác.

-phải biết hạn chế mình và luôn mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức

anh nguyet
14 tháng 3 2019 lúc 13:47

-Khuyên mọi người không nên kiêu ngạo cần mở rộng tầm hiểu biết của mình.


Các câu hỏi tương tự
Yến Nhi Lê Thị
Xem chi tiết
Cà Tím nhỏ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Linh Nhi
Xem chi tiết
Hiền Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Hợp Trần
Xem chi tiết
Trần Hà Linh
Xem chi tiết