Chương VIII. Các nhóm thực vật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Đình Huy

nêu vai trò của tảo, rêu, dương xỉ

cây sống ở môi trường đặc biệt như đầm lầy, sa mạc có những đặc điểm gì, cho VD

nêu đặc điểm của thụ phấn

Doraemon
17 tháng 3 2017 lúc 19:34

Nêu vai trò của tảo, rêu, dương xỉ

Tảo :

Vai trò của tảo trong thiên nhiên
- Tảo có khả năng quang hợp,hút CO2,thải O2 vào nước làm tăng lượng o2 trong nước.
- Tảo tạo ra một lượng hữu cơ rất lớn.
- Có khả năng tự làm sạch môi trường do tảo có khả năng hấp thu khuấy chất trong nước cung cấp O2 cho sinh vật hiếm khí hoạt động.

- Tảo là nguồn thức ăn cho các động vật nhỏ sống trong nước và là nguồn thức ăn của tôm cá,côn trùng…….
-Tảo đa số sống ở nước (ngọt và mặn).Sống trôi nổi ở trên mặt nước làm thành phần chủ yếu và nơi trú ngụ cho bọn sinh vật phù du.

Vai trò của tảo trong đời sống của con người
Tảo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người:
Nhiều tảo làm thức ăn cho con người
như:rau diếp biển, rau câu, rong thạch, rong mứt…
Tảo chứa các chất hữu cơ,khoáng chất như iod, moliden, fluo, kali và nhiều vitamin…,nên có rất nhiều giá trị trong các lĩnh vực: làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng
a.Vai trò làm đẹp:
- Vì tảo biển chứa nhiều nước, muối khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể nên thường được sử dụng trong công nghệ chăm sóc da.Tảo phóng thích ra các hoạt chất có tác dụng rất tốt cho da: Dầu tắm, kem dưỡng mặt và toàn thân nhờ lượng Mg, Kali làm săn da, giảm hiện tượng sần da,da vỏ cam.
- Chiết suất làm thuốc đắp mặt nạ, kem ví dụ như tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm giúp chống mụn và gàu.
b.Vai trò trong dinh dưỡng:
làm thức ăn trực tiếp cho con người.
Chỉ có 12 nhó tảo được dùng trong ẩm thực và sử dụng dưới dạng tươi để chế biến các món salad, luộc, hấp, nướng hoặc súp. Những món ăn từ tảo rất thích hợp với người ăn chay và kém tiêu hóa.
*Một số tảo thường dùng làm thực phẩm sau:
- Nori hoặc tím laver: protein chiếm 30 – 50%, và khoảng 75% đó là digestible,vitamin rất cao như A, C, axit folic
- Tảo đỏ chứa nhiều vitamin A,được dùng chế biến các món salad hoặc kết hợp với các thực phẩm như; sò, nghêu, ốc, hến…

- Tảo biển màu đỏ như rong mứt( Porphyra) là loại rong biển quý chưa nhiều vitamin, khoáng chất và protein.Ở dạng khô dùng nhiều trong các bưa ăn hằng ngày ngay của người Trung hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, và người sứ wales.
Trong tảo này chứa nhiều vitamin A, B
- Kombu hoặc Haidai:
loài này chứa khoảng 10% protein,2% chất béo có ích và số lượng khoáng chất và vitamin. Haidai được coi như là một loại rau xanh nó thường được nấu chín trong sup với các thành phần.Kombum có màu xanh được đun sôi với cá, thịt và soups. Kombum có màu xanh lá cây và tra kom bum được sử dụng như một trà giải khát.

- Tảo Spilurina có dạng sợi xoắn, là nguồn thực phẩm bổ sung hàm lượng protein cao như thành phần axitamin giống trứng gà có thành phần glucid dễ tiêu hóa.
- Rau câu (Glacilaria) là nguồn agar. Glacilaria tươi được sử dụng như một loại rau quả. Được dùng làm nộm nấu thạch ăn như một món ăn giải khát.
- Rong thạch (Gelidium) làm bánh, mứt, keo,….
c.Vai trò đối với sức khỏe và y học:
- Tảo biển có nhiều sinh tố và vi lượng như Betacrotene, là chất chống oxi hóa, tiền sinh tố A.
- Tảo biển có thể ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư vú do có tác dụng làm giảm lượng Estrogen nguyên nhân gây ra ung thư. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung tảo biển trong chế độ ăn hằng ngày để cân bằng lại

- Chiết suất từ tảo được dùng làm thuốc sủi hoặc thuốc viên nang và cả những thuốc không tan trong dạ dày chỉ phóng thích hoạt chất trong ruột non. Làm thuốc sát trùng cầm máu

Vai trò trong công nghiệp:
- Một số được sử dụng để sản xuất ra các chất có ý nghĩa trong y học và phòng thí nghiệm
- Polysaccharid chiết xuất từ tảo biển để làm môi trường bán dẫn
- Tảo dùng làm phân bón và nguồn nguyên liệu chế biến Brom và Iod như tảo sừng hươu(Fucus)
- Rong mơ(Sargassum): chế biến nguyên liệu dùng trong công nghiệp(hồ dán,tơ nhân tạo…).Trong nông nghiệp dùng làm thuốc trừ sâu ,phân bón

Vai trò của tảo trong nông nghiệp:
- Các nhà nông học từ lâu đã cho rằng nếu tận dụng tốt hệ tảo trong ao hồ sẽ nâng cao độ màu mỡ cho đất trồng. Tảo đơn bào được đưa vào bón ruộng, đã nâng cao sản lượng cây có hạt trung bình 15%. Lượng đạm ở đất sau thời kỳ đất được tưới bón bằng tảo tăng từ 3 - 4 lần so với đối chứng.
- Nhiều loài gia cầm rất thích ăn tảo, trong đó phải kể tới tảo Chlorella. Động vật ăn tảo tăng trọng, tăng lượng trứng và tình trạng sức khỏe của chúng có tốt hơn.
- Tảo được sử dụng không chỉ để nâng cao mức sản xuất của các vực nước, tăng độ màu mỡ cho đất, mà còn để thu hoạch các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và y học.

Rêu :

Vai trò:

- Hình thành chất mùn để làm than đá.

- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.

Dương xỉ :

Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng loài dương xỉ có tên Pteris vittata có thể hút asen có chứa trong nước, làm giảm độ asen gần 100 lần trong vòng 24 tiếng.
Trồng Dương xỉ để cải tạo đất: làm tăng chất mùn, hấp thụ kim loại nặng trong đất..
Một vài loại dương xỉ được trồng làm cảnh
Lông của cây Lông culi có màu vàng dùng để cầm máu vết thương, còn thân dùng làm thuốc.

Doraemon
17 tháng 3 2017 lúc 19:42

Cây sống ở môi trường đặc biệt như đầm lầy, sa mạc có những đặc điểm gì, cho VD

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển

VD : Cây xương rồng, cây đước,...

Doraemon
17 tháng 3 2017 lúc 19:54

Nêu đặc điểm của thụ phấn

1. Hoa thụ phấn nhờ gió

Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

2. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Thụ phấn nhờ côn trùng là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn hoa được côn trùng phân phát, cụ thể là các loài ong, các côn trùng cánh vẩy (như các loài bướm ngày và bướm đêm), côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng. Các loài thực vật có kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thường tiến hóa để có các cơ chế và đặc điểm làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với côn trùng, chẳng hạn màu sắc rực rỡ hay mùi (thơm, thối) mạnh, mật hoa cũng như các hình dáng hay kiểu mẫu hấp dẫn khác. Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác.

3. Hoa tự thụ phấn

Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh..)

4. Hoa thụ phấn nhờ con người

- Hoa cho năng suất cao (hồng, ly, cúc)

- Hoa ăn được (thiên lý)

Phạm Gia Huy
18 tháng 3 2017 lúc 19:55

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

VD: cây đước,xương rồng


Các câu hỏi tương tự
Bùi Nguyên Thư
Xem chi tiết
Ko Co Ten
Xem chi tiết
thị my
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bê
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Cẩm Ly Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Viết Minh
Xem chi tiết