Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa.
VD : Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ...
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
VD: Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
- Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người là cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)