Bài 14 : Nước Âu Lạc

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hana No Atosaki

Nêu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tần của an dương vương

Thảo Phương
28 tháng 12 2017 lúc 10:21

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

Công chúa ánh dương
28 tháng 12 2017 lúc 10:25

* Nguyên nhân:

Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Phía bắc, ông sai Mông Điềm mang 30 vạn quân đánh đuổi người Hung Nô, lập ra 44 huyện và xây Vạn Lý Trường Thành. Phía nam, từ khi diệt nước Sở năm 223 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thu phục một bộ phận Bách Việt, lập ra quận Cối Kêvà Mân Trung. Kế tục chủ trương "bình Bách Việt" của các vua Sở thời Chiến Quốc, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam.

* Diễn biến:

Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”.
Người kiệt tuấn đó là Thục Phán.
Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

* Kết quả:

Chiến tranh Việt-Tần là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên giữa người Việt và nước Trung Hoa thống nhất (không tính tới những cuộc chiến giữa nước Sở và người Bách Việt thời Chiến Quốc). Các sử gia hiện đại Việt Nam coi đây là cuộc chiến chống ngoại xâm đầu tiên củaViệt Nam. Lãnh thổ nhà Tần đã mở rộng về phía nam, bao gồm các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà dời vài chục vạn người đến vùng Ngũ Lĩnh (Việt Thành, Đồ Bang, Manh Chữ, Kỵ Điền, Đại Dữu (thuộc Hồ Nam), Cần (Giang Tây), Việt (thuộc Quảng Đông) và Quế (thuộc Quảng Tây). Từ đây Lưỡng Quảngthuộc về Trung Quốc.

Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Tây Âu và Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN). Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt và Tây Âu đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư.

Sau khi Nhị Thế bãi binh, Trung Nguyên đại loạn, nhà Tần suy sụp. Triệu Đà đã làm theo kế của Nhâm Ngao, ly khai nhà Tần sắp mất mà hình thành ra nước Nam Việt.

Theo các sử gia Việt Nam hiện đại thì ở phía nam, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương và thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN.

Sau khi nhà Tần mất 4 năm, Lưu Bang diệt Tây Sở thống nhất thiên hạ năm 202 TCN, lập ra nhà Hán. Nhà Hán phải đối phó với Hung Nô phía bắc và các chư hầu mới, không tính tới việc thôn tính Nam Việt. Gần như toàn bộ đất đai nhà Tầnmới mở ở phương nam lọt vào tay Triệu Đà, nhà Hán tiếp quản Trung Nguyên nhưng không tiếp quản được vùng này mà dùng ngoại giao coi Nam Việt như chư hầu.

Hai biến động lớn nhất sau cuộc chiến Việt-Tần là sự hình thành nước Nam Việt của Triệu Đà (quốc gia có sự Hán hóangười Bách Việt ở lãnh thổ miền nam Trung Quốc ngày nay) và nước Âu Lạc của Thục Phán thay thế Hùng Vương nướcVăn Lang (trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam ngày nay).


Các câu hỏi tương tự
Xin chờ thông tin từ bạn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Loan Tran Thi Kim
Xem chi tiết
trần thị ly sa
Xem chi tiết
Dương viết Thắng
Xem chi tiết
nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Manh Nguyen
Xem chi tiết
Thịnh Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Bảo Trâm
Xem chi tiết