a)
những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
- Ánh sáng cần thiết cho quang hợp, nhưng nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau thì khác nhau. Có những cây ưa ánh sáng mạnh (lúa. ngô. khoai...) là cây ưa sáng, có những cây ưa ánh sáng yếu hơn, sống ở nơi có bóng râm (lá lốt. trầu không...) là cây ưa bóng.
- Nước vừa là nguyên liệu của quang hợp vừa là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây. Nước là phương tiện vận chuyển các chất trong cây và tham gia điều hòa mọi hoạt động của cây, điều hòa nhiệt độ của cây...
- Khí cacbônic là nguvên liệu của quá trình quang hợp. Với hàm lượng khí cacbônic bình thường của không khí là 0,03%, cây có thể quang hợp được, nếu hàm lượng này tăng gấp rưỡi hay gấp đôi thì sản phẩm quang hợp sẽ tăng. Nhưng lên quá cao (0,2% cây sẽ bị chết).
- Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Cây quang hợp bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 20°c - 30°c. Nếu nhiệt độ quá cao hay thấp quá thì quá trình quang hợp bị giám hoặc bị ngừng trệ.
Các tác nhân từ môi trường ảnh hưởng đến độ mở khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước:
- Nước:
+ Điều kiện cung cấp nước càng cao sự hấp thụ nước càng mạnh, thoát hơi nước càng thuận lợi
+ Độ ẩm không khí thấp dẫn tới thoát hơi nước càng mạnh
- Ánh sáng:
+ Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) → tăng tốc độ thoát hơi nước
+ Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ → rễ hấp thụ nhiều nước → thoát hơi nước nhiều
- Ion khoáng: Các ion khoáng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong tế bào khí khổng → gây điều tiết độ mở của khí khổng (Ví dụ: ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.)
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÔ HẤP
1. NHIỆT ĐỘ
Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim, do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh.
Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng
Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng
2. HÀM LƯỢNG NƯỚC
Nước là dung môi và là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, hạt ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu).
3. NỒNG ĐỘ
a. Nồng độ
tham gia trực tiếp vào việc ôxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi chuyển êlectron để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy, nếu nồng độ trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất lợi cho cây trồng.
b. Nồng độ
là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá để giải phóng là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế.