Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Song Hyo Jae

nêu các bước tiến hành khi đúc tượng đồng của các bác thợ 

Me Mo Mi
6 tháng 5 2016 lúc 22:28
Lựa chọn nguyên liệu đúc đồng:Chất liệu đồng mà bạn dự định đem đúc sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả sản phẩm của bạn, lựa chọn loại đồng có chất liệu tốt, sạch và ít tạp chất sẽ cho ra được sản phẩm ưng ý nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng vụn, bột đồng có thể làm nguyên liệu đúc, song trước khi lựa chọn nguyên liệu các bạn nên chú ý đến tỷ lệ đồng ở trong đó. Và tất nhiêu là chất liệu đồng đỏ có giá thành cao hơn đồng vàng sẽ cho ra những sản phẩm ưng ý hơnTạo Mẫu:Khi bạn định đúc một sản phẩm gì đó thì ít nhất bạn cũng phải có mẫu thật hay mẫu " ý tưởng" ở trong đầu bạn rồi. Người nghệ nhân đúc đồng cần tạo ra mẫu thật giống với sản phẩm đúc nhất có thể. Mẫu có thể được tạo bằng đất sét chuyên ngành, gỗ, thạch anh..Người nghệ nhân điêu khắc, đắp mẫu theo quy định yêu cầu, các đường nét trên sản phẩm có tinh xảo hay không được bắt đầu từ đây. Một thợ đúc làm mẫu ẩu chắc chắn sẽ không thể cho ra những sản phẩm để đời được.Tạo Khuân đúc:Chọn những loại đất tốt pha trộn với các loại phụ gia như: Vỏ chấu + Giấy gió để làm khuôn âm bản ( khuôn 2 nửa có thể mở ), sau đó dùng đất bùn củ + chấu + bột chịu nhiệt làm cốt bên trong ( quá trình này còn gọi là làm thao). Phơi khuân cho khô, tùy theo điều kiện có thể phơi lâu hay chóng (khoảng 10 -20 ngày) hoặc có những nơi người ta nung khuôn cho khô chín ở nhiệt độ 700 độ C sau đó để khuân nguội và căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng đạt theo yêu cầu.Nung khuân và nấu đồngSau khi phơi khuôn khô, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt, ta tiến hành ghép và nung khuôn thêm một lần nữa. Trong khi bắt đầu nung khuôn thì người thợ cũng bắt đầu tiến hành nhóm lò luyện đồng để lấy nước. Đồng nguyên liệu được nấu chảy ở 1200 độ C, sau khi đồng nóng chay hết người thợ cần pha thêm tỷ lệ, thiếc + chì + kẽm theo yêu cầu, nhiệt độ lúc này nấu lên tới 1250 độ C và nóng chảy hoàn toàn. Quá trình nấu đồng kéo dài khoản 10 tiếng là nước đồng có thể múc và đem rót vào khuôn đúc. Quá trình vừa nấu đồng và nung khuôn phải được thực hiện sao cho khi nước đồng đúc được thì khuôn cũng phải nóng đỏ đều. Đây là khâu khó nhất, và xác định được tay nghề của người thợ đúc nhờ vào khả năng phán đoán và kinh nghiệm đúc đồng. Việc nung khuôn là để cho khuôn có nhiệt độ nóng phù hợp để nước đồng có thể chảy đều trong khuôn, nếu nhiệt độ khuôn không phù hợp sẽ khiến đồng khi rót vào khuôn đông lại và không chảy hết vào các góc của khuôn

Rót khuân

Đồng nguyên liệu sau khi nấu khoảng 10 tiếng là có thể đem đúc, lúc này khuôn cũng đã được nung nóng thích hợp, người thợ tiến hành múc đồng và rót vào khuôn. Sau khi rót đồng vào khuôn, tùy theo kích thước của sản phẩm mà thời gian chờ dỡ khuôn là lâu hay chóng, VD nếu bạn định đúc một quả chuông đồng nặng 2 tấn thì bạn phài chờ đến 2 hoặc 3 ngày sau mới được dỡ khuôn

Sửa nguội

Sản phẩm sau khi dỡ khỏi khuông đồng cần được sửa nguội để cho ra sản phẩm hoàn thiện, thông thường sau khi dỡ khuôn cần mài sạch những lớp ba via ở góc cạnh, tiến hành chạm, khảm hoa văn, đánh bóng, lấy màu theo yêu cầu

Hoàn thiện

Tùy vào yêu cầu của sản phẩm hay khách hàng mà sản phẩm hoàn thiện lâu hay chóng, nếu khách hàng yêu cầu cao muốn làm thật đẹp mà trong nghề thủ công gọi là hàng "kỹ" thì người thợ phải sửa nguội thật tỷ mỉ, tiêu tốn nhiều công sức và tất nhiên giá thành sản phẩm sẽ cao hơn

Cần lưu ý rằng tỷ lệ pha trộn đồng với các loại kim loại khác cần tuân theo yêu cầu và kinh nghiệm pha trộn, không nên vì giảm giá thành sản phẩm mà giảm tỷ lệ đồng sẽ dẫn đến hỏng cả sản phẩm dẫn đến thiệt hại nhiều hơn

Bạn có thể chỉ ghi các phần in đậm thôi nhé!

 


Các câu hỏi tương tự
Song Hyo Jae
Xem chi tiết
Song Hyo Jae
Xem chi tiết
Dương quỳnh
Xem chi tiết
Huệ Đỗ
Xem chi tiết
Thiên thần chính nghĩa
Xem chi tiết
Hoàng Đặng Mỹ Hòa
Xem chi tiết
Thiên bình
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết