mng ơi giải gấp giúp mình vs akk :
Khi rót nước đá vào cốc thì ta thấy có những giọt nước nhỏ bám vào thành ngoài của cốc. Có bạn nhận định nước ở thành ngoài là do nước ở trong cốc ngấm ra. Em hãy chứng minh nhận định của bạn là sai và giải thích nước ở thành ngoài là ở đâu?
thanks mng trước nhé!!! <333
Nhận định của bạn là sai
Nước ở thành ngoài là do khí lạnh từ nước đá toát ra khiến thành cốc lạnh đi. Khi hơi nước trong không khí bay hơi tiếp xúc với thành cốc lạnh nên ngưng tụ lại thành những giọt nước nhỏ bám vào thành ngoài của cốc.
Nhận định của bạn đó là sai vì ở trong không khí có hơi nước nên khi nhiệt độ hạ xuống thì hiện tượng ngưng tụ xảy ra ở thành ngoài của cốc. Do đó, cái bạn nhận định nước ở thành ngoài là do nước ở trong cốc thấm ra sai.
cái đó là sai
bạn có thể chứng minh bằng cách ta lấy nước ngọt có màu làm lạnh ra rồi rót vào cốc, lúc đó, nước bám ở ngoài thành cốc ko có màu mà trong suốt => nước đó ko phải do nước trong cốc thấm ra
nước ở ngoài thành cốc là do ko khí( mang theo hơi nước) gặp lạnh đã ngưng tụ lại ở thành cốc và thành các giọt nước nhỏ ở trên thành cốc.
( tham khảo nha)
Nhận định đó là sai nha bạn vì
Trong không khí luôn có hơi nước ( ẩm kế thường chỉ 80% ). Và khi những phân tử hơi nước chuyển động khuyếch tán va chạm tiếp xúc với thành ly, do thành ly có nhiệt độ thấp nên bị ngưng đọng thành giọt nước.
đến đây có thể có nhiều người thắc mắc là vì sao nước lại ko bám vào nơi khác ví như mặt bàn chẳng hạn,nhưng là vì hơi nước trong không khí cũng tiếp xúc với mặt bàn nhưng mặt bàn có nhiệt độ cao ( cân bằng với nhiệt độ môi trường ) nên không có sự ngưng tụ thành giọt nước. Thực tế thì vẫn có nhưng nó lại bị bốc hơi ngay tức thì và tốc độ Ngưng tụ - Bốc hơi luôn cân bằng, nên không kết tụ thành giọt.