Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Haru Jitoki

Mn có ai làm ko,giúp mik với.Có thể làm hết luôn được ko,nếu thế thì càng tốt?Hoặc mn làm những câu mik làm được là đủ rồiundefined

Khánh chi
28 tháng 12 2020 lúc 20:35

Vào phần hộp thư đi mik sẽ gửi đáp ná cho bạn 🙂

Mai Hiền
29 tháng 12 2020 lúc 16:31

Câu 1:

     Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật:

     – Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật): quy định và duy trì hình dạng tế bào.

     – Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

     – Chất tế bào: dạng keo lỏng, bên trong chứa các bào quan (lục lạp, không bào, ribôxôm, …).

     – Nhân: điều khiển hoạt động sống của tế bào.

Mai Hiền
29 tháng 12 2020 lúc 16:34

2.

Sự lớn lên TB:

- Tế bào lớn lên bằng cách tăng dần kích thước.

- Chúng lớn lên nhờ các quá trình trao đổi chất từ các tế bào non có kích thước bé thành các tế bào trưởng thành.

Sự phân chia TB

- Quá trình phân chia:

+ Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới.

- Ý nghĩa: Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá lớn lên nhờ sự phân chia của các tế bào, các tế bào tăng dần làm cho kích thước cơ thể tăng lên.

 

Mai Hiền
29 tháng 12 2020 lúc 16:38

Câu 3

a.

Rễ cọc có rễ cái đâm sâu dưới đất, nhiều rễ con đâm mọc xiên, từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn. VD: su hào, bưởi, cải,rau dền, ...

Rễ chùm không có rễ cái đâm sâu xuống dưới đất, gồm nhiều rễ con dài = nhau, mọc ra từ gốc thân. VD: cây mạ, mần trầu, ngô, hành, ...

b.

- Rễ gồm 4 miền.

- Các miền và chức năng:

+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền các chất

+ Miền hút: có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

+ Miền sinh trưởng: có chức năng giúp rễ dài ra.

+ Miền chop rễ: có chức năng che chở, bảo vệ đầu rễ.

Mai Hiền
29 tháng 12 2020 lúc 16:40

Câu 4:

a.

STTTên rễ biến dạngTên câyĐặc điểm của rễ biến dạngChức năng đối với cây
1Rễ củCây củ cải Cây cà rốt Khoai langRễ phình toChứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả
2Rễ mócTrầu khôngRễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bámGiúp thực vật bám vào trụ.
3Rễ thởCây bụt mọcSống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất.Thực hiện hô hấp.
4Giác mútCây tầm gửi Cây tơ hồngRễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.Lấy chất dinh dưỡng từ cây khác.

b.

Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải ..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất dinh dưỡng của củ đã được chuyển hóa để tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.

 

Mai Hiền
29 tháng 12 2020 lúc 17:26

Câu 6:

Các bộ phận của thân nonCấu tạo từng bộ phậnChức năng của từng bộ phận
VỏBiểu bìGồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhauBảo vệ các tế bào bên trong.
Thịt vỏGồm nhiều lớp tế bào lớn hơn

 

Một số tế bào chứa chất diệp lục

– Dự trữ

– Tham gia chức năng quang hợp.

Trụ giữaMột vòng bó mạchMạch rây: gồm những tế bào sống, vách mỏng

 

Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào

Vận chuyển chất hữu cơ.

 

Vận chuyển nước và muối khoáng.

RuộtGồm những tế bào có vách mỏngChứa chất dự trữ
Mai Hiền
29 tháng 12 2020 lúc 17:29

Câu 7: 

Một số loại thân biến dạng:

+ Thân củ: khoai tây, su hào, -> chứa chất  dự trữ 

+ Thân rễ: gừng, giềng, dong ta, ->  chứa chất dự trữ

+ Thân mọng nước: xương rồng, cành giao, ->  dự trữ nước

Những đặc điểm của xương rồng thích nghi tốt trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt:

+ Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ.

+ Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước.

+ Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước.

 

Mai Hiền
29 tháng 12 2020 lúc 17:30

Câu 8;

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì, thịt lá, gân lá.

   * Biểu bì:

     – Vị trí: bao bọc bên ngoài phiến lá.

     – Cấu tạo: gồm một lớp tế bào, tế bào có thành ngoài dày hơn thành trong, không màu, xếp sít nhau; trên biểu bì có tế bào khí khổng .

     – Chức năng: bảo vệ phiến lá, trao đổi khí, thoát hơi nước.

   * Thịt lá:

     – Vị trí: nằm phía dưới biểu bì.

     – Cấu tạo: gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

     – Chức năng: thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu có cho cây.

   * Gân lá:

     – Vị trí: nằm xen giữa phần thịt lá.

     – Cấu tạo: gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân.

     – Chức năng: vận chuyển các chất.


Các câu hỏi tương tự
hoàng thị anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vinh
Xem chi tiết
hoàng thị anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Tiểu Thư Họ Phạm
Xem chi tiết
Hợp Trần
Xem chi tiết
Hoàng Tử Lửa
Xem chi tiết
Nhok Scorpio
Xem chi tiết
HânYêuHọcSinh..!
Xem chi tiết