lưu ý : nếu câu nào có thể tìm trong sách bạn hãy chỉ mình ở trang nào để mình tìm nhé
c1 : thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm có mấy phần ? nêu chức năng của từng phần
c2 : tế bào ở bộ phân nào có khả năng phân chia
c3: củ gừng,củ nghệ do bộ phận nào phát triển thành
c4 : so sánh sự khác nhau giữ rễ cọc và rễ chùm
c5 : so sánh sự khác nhau giữa lá đơn và lá kép
c6 : nêu các cách mọc của lá
c7 : hoa đực là hoa có những bộ phận nào ? hoa cái là hoa có những bộ phận nào
c8 : thế nào gọi là hoa đơn tính ? thế nào gọi là hoa lưỡng tính
c9 : cây tầm gửi thuộc loại biến dạng nào
c10 : mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí CO2 ( cacbonic) trong quá trình chế tạo tinh bột? viết sơ đồ quang hợp
C1:
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
C2: Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
C3: Củ gừng, củ nghệ do thân phát triển thành.
C4:
- Rễ cọc: Có 1 rễ cái to khoẻ và nhiều rễ con mọc xiên từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn
- Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau mọc toả từ góc thân thành chùm
C5:
- Lá đơn: Mỗi cuống mang một phiến lá.
- Lá kép: Cuống chính phân nhánh có nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến lá.
Câu 8:
Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy. Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ Hoa đực chỉ có nhị Hoa cái chỉ có nhuỵ Hoa lưỡng tính: Có cả nhị và nhuỵ
Câu 9:
Cây tầm gửi thuộc loại biến dạng giác mút.\
Câu 6:
Lá cây đính trên thân cây về cơ bản được chia thành các nhóm chính:
Mọc cách (mọc sole); ở một số loài cây có lá mọc cách, chẳng hạn cây dâu, có một lá mọc từ một mấu thân, mỗi lá mọc cách nhau theo kiểu sole. Mọc đối: ở một số loại cây, ví dụ cây dừa cạn, có 2 lá mọc từ một mấu thân, hai lá đó nằm đối nhau, cách sắp xếp của lá sao cho mỗi lá đều nhận được nhiều ánh sáng nhất. Mọc vòng: lá mọc theo vòng tròn vòng từ dưới lên.Câu 1
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm: Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định. Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào. Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Ngoài ra tế bào còn có không bào (chứa dịch tế bào), lục lạp (nơi quang hợp).Câu 2 : tế bào ở bộ phân ở mô phân sinh có khả năng phân chia
Câu 3: củ gừng , củ nghệ do thân phát triển thành
Câu 4
- Rễ cọc: Gồm rễ cái to khoẻ, đâm thẳng xuống đất và nhiều rễ cọc mọc xiên. Ví dụ cây đu đủ, cây cam, cây bưởi,...
- Rễ chùm: gồm nhiều rễ gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành một chùm. Ví dụ: cây lúa, cây khoai lang, cây mướp …
- Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút, vì miền hút có lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng mà cây sống trong nước thì không có lông hút do rễ mọc chìm trong nước, khi đó nước được hấp thụ qua bề mặt của rễ.
Câu 5
- Lá đơn: Mỗi cuống mang một phiến lá.
- Lá kép: Cuống chính phân nhánh có nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến lá.
Câu 6
Mọc cách (mọc sole); ở một số loài cây có lá mọc cách, chẳng hạn cây dâu, có một lá mọc từ một mấu thân, mỗi lá mọc cách nhau theo kiểu sole. Mọc đối: ở một số loại cây, ví dụ cây dừa cạn, có 2 lá mọc từ một mấu thân, hai lá đó nằm đối nhau, cách sắp xếp của lá sao cho mỗi lá đều nhận được nhiều ánh sáng nhất. Mọc vòng: lá mọc theo vòng tròn vòng từ dưới lên.Câu 8
- Hoa lưỡng tính: hoa có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.
- Hoa đơn tính: hoa có nhị hoặc nhụy trên 1 hoa.
Câu 9 : Cây tầm gửi thuộc dạng giác mút
Câu 10
Bằng cách làm thí nghiệm lấy chậu trồng dây khoai lang để chỗ tối 2 ngày, dùng băng giấy đen bịt kín một phần của 2 mặt lá.
Để chậu chỗ có ánh sáng mặt trời từ 4 đến 6 giờ.
Ngắt lá đó, bỏ băng đen đun cho vào cồn 900 đun sôi cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá rồi rửa sạch trong cố nước ấm.
Bỏ lá đó vào dung dịch iốt loãng.
Kết quả phần lá không bị bịt có màu xanh tím, phần lá bị bịt thì không có màu xanh tím. Chứng tỏ rằng lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.