Trong thí nghiệm 2, vì sao khi kéo khối gỗ bằng một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn?
Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
B. Khi viết phấn trên bảng.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.
Để di chuyển tủ gỗ trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gỗ về phía trước. Tuy nhiên, việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó. Tại sao lại như vậy?
Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?
Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?
Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?
Thí nghiệm 3: Tìm hiểu lực cản của không khí.
Dụng cụ: Hai tờ giấy giống nhau.
Tiến hành thí nghiệm:
- Vo tròn 1 tờ giấy; 1 tờ giấy giữ nguyên.
- Thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao.
- Quan sát sự rơi của hai tờ giấy.
Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?