Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Phương Trà

Lập dàn ý đề bài sau:

Dựa vào văn bản' Cây tre Việt Nam' của Thép Mới, và những hiểu biết vết cây tre trong đời sống, em hãy viết một bài văn tả cây tre Việt Nam.

Nhanh nha... Mik đang cần gấp. Thanks.......

Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 14:22

Dàn ý

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài làm

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với  cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà  nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
12 tháng 5 2016 lúc 19:28

MB: Giới thiệu cây tre:

- Cây tre loài cây rất quen thuộc,gần gũi, xuất hiện trên khắp nẻo đường đất nước.

- Đặc biệt hơn, cây tre còn là tâm hồn của người dân Việt, được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt.

TB:* Miêu tả cây tre:

- Nhìn từ xa, lũy tre như một bức tường thành bao quanh thôn xóm

- Tới gần mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre gầy guộc, khẳng khiu

- Cây này tựa cây kia, bất chấp nắng mưa, giông bão, vươn lên đón ánh mặt trời

- Các cụ già thường bảo:Cây tre cx như người dân quê mk, hai sương 1 nắng, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường.

- Thân tre tròn lằn lại, nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh như những cánh tay vươn dài

- Dưới gốc, chi chít những búp măng non

- Búp thì ms nhú, búp thì cao ngang ts ngực, có búp vượt quá đầu người

- Từng năm, từng tháng, những búp măng non ấy đc mẹ tre chăm chút ngày 1 lớn lên, ngày 1 trưởng thành trong bóng mát yêu thương...

KB: Bn tự viết nha!!!

 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
12 tháng 5 2016 lúc 19:38

Quên trong phần thân bài mk quên viết biểu cảm. SORRY

TB(TT): * Biểu cảm của em:

- Tre là biểu tượng cho con người VN, sức sống VN

- Tre đã gắn bó vs nhiều thăng trầm lịch sử nc nhà

- Cây tre đã giúp chúng ta đánh đuổi giặc ngoại xâm

-  Tre gắn bó vs đời sống tinh thần của người VN 

- Ngày nay, tre đã dần mất đi hình tượng nhưng dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì cx ko thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn con người VN

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lưu Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
gomagoma
Xem chi tiết
Katerin
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Võ Xuân Lê Khôi
Xem chi tiết
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết