Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
bùi thị ngọc mai

kể một làn bạn chia sẻ niềm vui nõi buồn ới mình

Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 20:40

Người đời vẫn bảo "Hãy chia sẻ để niềm vui nhân đôi, nỗi buồn vơi nửa". Điều này cũng đúng và hợp với quy luật tình cảm cũng như tâm lý con người. Thông thường ai có niềm vui gì hoặc có tâm sự gì cũng muốn tìm người chia sẻ. Và người được chia sẻ trước hết phải là người thân hoặc bạn bè mà mình thương yêu, tin tưởng. Thế nhưng, có lẽ nhu cầu chia sẻ của con người sẽ dần mất đi theo thời gian và tuổi tác.

 

Đối với trẻ nhỏ, việc chia sẻ diễn ra một cách hết sức dễ dàng và hồn nhiên. Một niềm vui cỏn con như nhận được một lời khen hay một món đồ chơi cũng khiến chúng nhảy cẫng lên sung sướng và đem khoe với cả nhà, cả lớp, thậm chí cả xóm, cả làng. Trái lại, khi gặp một nỗi buồn nhỏ xíu như đánh mất một vật dụng yêu thích, một con thú cưng...trẻ cũng có thể bù lu bù loa trước mặt mọi người. Đó cũng là một hình thức chia sẻ giản đơn và ngây ngô nhất. Đương nhiên sau khi được khóc bù lu bù loa như vậy, được mọi người an ủi, dỗ dành thì nỗi buồn của trẻ sẽ tắt ngay trong vòng một phút ba mươi giây. Có lẽ vì thế mà con nít lúc nào cũng cứ vô tư, hồn nhiên.

 

Còn đối với người lớn, họ ngày càng ngại chia sẻ và không muốn chia sẻ cả niềm vui hay nỗi buồn, bất kể là với người thân hay bạn bè. Việc ngại chia sẻ của người lớn không chỉ do niềm vui nỗi buồn của người lớn phức tạp hơn con nít mà còn là do sự từng trải dạy cho người lớn biết được việc chia sẻ trong cuộc sống không còn mang lại hiệu quả là niềm vui nhân đôi, nỗi buồn vơi nửa mà đôi khi phải nhận ngược lại là niềm vui vơi sạch mà nỗi buồn thì nhân gấp mấy…lần mấy…Vì sao lại như vậy? Vì thói đời “hơn thì ganh ghét” mà “thua thiệt thì coi thường”. Vì thế, khi chia sẻ niềm vui, người ta lại ganh tị, thậm chí có khi bị gieo tiếng là khoe khoang. Vì thế, niềm vui của người lớn chỉ còn dám chia sẻ với người thân trong gia đình, còn bạn bè thì hạn chế. Chia sẻ nỗi buồn còn tệ hại hơn! Cuộc sống mỗi người đã quá nhiều đau khổ, đâu ai muốn lắng nghe thêm những ưu phiền của người khác. Hoặc nghe thì nghe vậy chứ thật sự cảm thông thì ít mà nghe cho có thì nhiều. Chưa kể nếu gặp phải “bạn Lí Thông” thì chia sẻ bữa trước bữa sau chuyện tình cảm, chuyện gia đình, chuyện riêng tư của mình cả xóm biết, cả cơ quan biết…thì than ôi! Chia sẻ nỗi buồn với người thân thì lại sợ người thân phiền lòng, nên vì thế mà nỗi buồn người lớn chỉ còn giữ riêng cho mình.

 

Việc ngày càng ngại chia sẻ cũng có nghĩa người lớn ngày càng phải thích nghi với sự cô đơn và chấp nhận sống trong cái vỏ của sự giả tạo. Ai đó từng nói, “mỗi người lớn lên ai cũng phải sắm cho mình một chiếc mặt nạ để đeo, có người đeo nhiều chiếc mặt nạ quá đến nỗi quên bản thân mình là ai, cảm xúc bản thân thực sự là như thế nào”. Có lẽ người lớn ai cũng phải như vậy, có ai dám sống thực với niềm vui nỗi buồn của mình mà không phải nghĩ đến trách nhiệm, danh dự…và bao nhiêu thứ khác. Nhiều khi cười nói giữa những cuộc vui đó nhưng lòng thì cô đơn lạc lõng ở nơi nào. Vậy mới hiểu cảm giác của Thúy Kiều “Vui là vui gượng kẻo là…”.

Người lớn ngày càng ngại chia sẻ nhưng không mất đi nhu cầu chia sẻ. Bằng chứng là ngày nay các trang mạng xã hội như Facebook, Google Plus, Twitter, Youtube…xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng người tham gia ngày càng tăng. Những trang mạng xã hội này đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người- nhu cầu kết nối và chia sẻ với bạn bè khắp nơi. Con người ngại chia sẻ trong cuộc sống thực nhưng lại thoải mái và dễ dàng chia sẻ trong thế giới ảo. Có lần tôi hỏi các bạn sinh viên: “Vì sao các bạn thích lên facebook và trao đổi với nhau trên đó hơn là nói chuyện với nhau trong lớp học?”. Các bạn sinh viên trả lời với tôi rằng: “Trên face chúng em có nhiều bạn bè, chúng em được chia sẻ thoải mái những tâm tư tình cảm của mình mà đôi khi trong cuộc sống chúng em ngại chia sẻ hoặc không tìm được người tin cậy để chia sẻ…”. Câu trả lời của các bạn sinh viên cho thấy rằng việc con người tìm đến thế giới ảo cũng chỉ nhằm mục đích chia sẻ tâm tư tình cảm. Bên cạnh đó, câu trả lời cũng cho thấy rằng việc con người tìm đến thế giới ảo để chia sẻ cũng có nghĩa là con người mất niềm tin lẫn nhau trong cuộc sống thực. Thế nhưng liệu việc tìm đến thế giới ảo để chia sẻ có phải là giải pháp an toàn hay chưa? Tôi nhớ đến một vụ lùm xùm trên facebook liên quan đến một cô bạn chung trường. Cô ấy hay chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm của mình khi đi bơi, đi tập gym với những bộ đồ hơi thiếu vải khi thì hở lưng, khi thì khoe đùi. Sau khi cô chia sẻ ít lâu thì mọi người bắt đầu râm ran bàn tán. Và tất nhiên những lời dèm pha cuối cùng cũng đến tai khổ chủ. Cô ấy bắt đầu tung mấy status liên tục trên facebook để chửi cạnh chửi khóe những người đã dám nói xấu mình. Cô cũng có cái lý của mình khi cho rằng, chuyện trên thế giới ảo, đừng đem ra cuộc sống thực để bàn tán, soi mói nhau. Những người nói xấu cô họ cũng có cái lý của họ. Họ bảo thế giới ảo nhưng kết nối với những con người thật, bạn bè trên face toàn đồng nghiệp, bạn bè chứ ai xa lạ đâu mà chia sẻ thoải mái vậy… Câu chuyện cho thấy rằng, chia sẻ với ai, chia sẻ ở đâu dù trong thế giới ảo hay con người thật đều phải cân nhắc và biết giới hạn của nó. Điều cốt yếu khi chia sẻ là phải tìm được người tin tưởng mới mong có được niềm cảm thông thực sự và những lời khuyên chân thành.

 

Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu chia sẻ vẫn là một nhu cầu tự nhiên và thiết yếu của mỗi người. Tuy nhiên nhu cầu ấy có được trân trọng và bảo vệ hay không là do cách hành xử của mỗi người chúng ta. Mỗi người nếu ai cũng biết tôn trọng những chia sẻ của người khác, cảm thông đúng lúc với những nỗi buồn bạn bè chia sẻ thì chắc chắn “niềm vui vẫn sẽ nhân đôi và nỗi buồn lại được vơi nửa”. Vì vậy, những ai có được người bạn tri kỉ để có thể tin tưởng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn là những người thật sự hạnh phúc, hãy trân trọng điều đó!

Phạm Thu Thủy
14 tháng 3 2018 lúc 12:39

Bạn à! Hai chữ "tình bạn" đã quá quen thuộc với mình. Trong cuộc sống này, chúng ta luôn gặp phải những khó khăn,vấp ngã. Sẽ rất khó mà mình có thể tự đứng dậy được,những lúc như thế có 1 người bạn tốt ở bên cạnh nâng đỡ ta và dạy cho ta cách để vượt qua tất cả.
mình sẻ gửi chút tâm sự về tình bạn,nhất là ở tuổi thanh thiếu niên,bạn nhé! và tình bạn là do sự cảm nhận của từng người tùy vào hoàn cảnh của họ nhé
Cuộc sống không chỉ có mình ta đi trên con đường mòn mỏi đan xen những niềm vui lẫn nỗi buồn. Ta hãy nhìn xem có biết bao người đang đồng hành cùng ta. Những ngươi ấy không chỉ là gia đình, thầy cô, những người dưỡng dục, dạy dỗ ta; mà còn là những người bạn trên suốt cuộc hành trình. Thử tưởng tượng, nếu một ngày bạn không có ai để san sẻ những nỗi niềm tâm sự, bạn giấu kín nó trong lòng, ban sẽ trở nên như thế nào? Một niềm vui chỉ giữ riêng cho bạn, và một nỗi buồn cứ u hoài, âm ỉ, dâng lên ngập ứ trong lòng bạn. Lúc ấy, bạn sẽ là một con người bị giam trong nhà tù kinh hãi của sự cô đơn. Và hiển nhiên không ai muốn thế. Người ta sẽ tiếp tục trên chặng đường tìm kiếm sự giải thoát tâm lý cho mình. Bạn bè chính là khoảng không gian lớn nhất để giải tỏa tâm hồn
Người bạn đích thực họ là ai? Đó là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt họ. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến bạn một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật bạn, hay chỉ đơn giản để cho bạn biết bạn đang hiện diện trong lòng họ. Với một người bạn thật tình, ta có thể nói thật lòng về một điều ngốc nghếch nào đó vì bạn là một người đáng tin cậy. Và khi niềm vui đến với bạn ta, nó sẽ lan qua ta. Ngọn đèn của bạn sáng lên bao nhiêu thì đèn của ta cũng sáng lên bấy nhiêu. Nỗi buồn để gặm nhấm một mình thật sự là một nỗi sợ đối với nhiều người. Nhưng tình bạn sẽ giúp ta cất đi sự gặm nhấm ấy, xoa dịu đi mọi lo lắng, xua tan đi mọi buồn phiền và khuyên nhũ ta khi bất hạnh. Ai đó đã nói thật đúng: “Tình bạn làm niềm vui tăng gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa”

Một tình bạn sẽ chẳng thể bền vững nếu thiếu đi những chia sẻ, đồng cảm và hiểu nhau…cũng như chiếc thuyền không thể đối mặt với phong ba, bão táp nếu thiếu đi bất kỳ một mảnh ghép nào, dù là một mảnh ghép rất nhỏ. Mỗi chiếc thuyền lớn là một sự gắn kết của biết bao mảnh ghép nhỏ bé. Nếu không có sự liên kết bền chặt thì những mảnh ghép mãi mãi chỉ là những miếng gỗ vô dụng không hơn không kém… Và tình bạn cũng như con thuyền kia, cũng được xây dựng từ những mảnh ghép của sự thông cảm, hiểu biết và chia sẻ. Nếu lỡ một ngày nào đó, một trong hàng ngàn, hàng vạn mảnh ghép nhỏ bé đấy mất đi, hay mai một, đấy là lúc khai tử cho một tình bạn. Cũng như những chiếc thuyền lớn, thường xuyên cần được tu sửa, tình bạn cũng cần những lúc “refresh” như vậy. Đấy là khi bạn đã quá mệt mỏi với biết bao lo toan, suy nghĩ giữa những bon chen của cuộc sống và dường như cảm thấy không còn thời gian dành cho những người bạn của mình. Đừng vội trách bạn không chia sẻ, không quan tâm để rồi sẽ làm cho mình xa bạn hơn thôi. Hãy tạm quên đi tất cả và nhấn F5 cho tình bạn của mình. Đừng để những mối mọt phiền muộn, hiểu lầm làm hư mục, rạn nứt tình bạn

Và khi cuộc đời ta có ai đó bước vào trong một khoảng thời gian nhất định, đó là vì ta cần phải biết sẻ chia, lớn lên và biết học hỏi. Họ mang đến cho ta những kinh nghiệm để xoa dịu những rắc rối hoặc đơn giản là khiến ta có thể nở nụ cười. Họ sẽ dạy cho ta những điều mà ta chưa bao giờ được học, hoặc giúp ta thực hiện những điều mà ta chưa bao giờ làm. Những tình bạn dài lâu sẽ xuất hiện để dạy cho ta những bài học mà cho đến suốt đời, ta cũng sẽ không thể nào quên được: ta phải tự mình xây dựng tất cả mọi thứ để có được một nền tảng vững chắc. Những bài học này thực sự không dễ dàng chút nào. Điều ta cần làm là ghi nhớ bài học đó, yêu thương mọi người xung quanh, và đem những điều ta đã học được vào trong các mối quan hệ và những nơi mà ta đến. Và như thế, cuộc sống của ta sẽ trở nên giàu có hơn. Tình bạn là con đường đi từ một trái tim đến một trái tim, một tấm lòng đến một tấm lòng. Tình bạn là món quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng cho con người, cao thượng nhưng rất mực gần gũi.
Có thể nói tình bạn ở lứa tuổi thanh niên là một trong những tình bạn đẹp nhất. Đấy là tình bạn thứ tình bạn gắn với những thành bại của cuộc đời. Đấy là thứ tình bạn đôi lúc vô tư, hồn nhiên như trẻ em, và đôi lúc cũng sâu sắc như tình bạn ở tuổi già. Đấy là thứ tình bạn khơi gợi, đánh thức những kỉ niệm. Và đấy cũng là một chất keo có khả năng gắn kết hai trái tim cùng một nhịp đập để dìu nhau đi đến tình yêu.

Chúc bạn tìm được một người bạn tốt, một tình bạn đẹp.

Bích Ngọc Huỳnh
14 tháng 3 2018 lúc 16:10

Người đời vẫn bảo "Hãy chia sẻ để niềm vui nhân đôi, nỗi buồn vơi nửa". Điều này cũng đúng và hợp với quy luật tình cảm cũng như tâm lý con người. Thông thường ai có niềm vui gì hoặc có tâm sự gì cũng muốn tìm người chia sẻ. Và người được chia sẻ trước hết phải là người thân hoặc bạn bè mà mình thương yêu, tin tưởng. Thế nhưng, có lẽ nhu cầu chia sẻ của con người sẽ dần mất đi theo thời gian và tuổi tác. Đối với trẻ nhỏ, việc chia sẻ diễn ra một cách hết sức dễ dàng và hồn nhiên. Một niềm vui cỏn con như nhận được một lời khen hay một món đồ chơi cũng khiến chúng nhảy cẫng lên sung sướng và đem khoe với cả nhà, cả lớp, thậm chí cả xóm, cả làng. Trái lại, khi gặp một nỗi buồn nhỏ xíu như đánh mất một vật dụng yêu thích, một con thú cưng...trẻ cũng có thể bù lu bù loa trước mặt mọi người. Đó cũng là một hình thức chia sẻ giản đơn và ngây ngô nhất. Đương nhiên sau khi được khóc bù lu bù loa như vậy, được mọi người an ủi, dỗ dành thì nỗi buồn của trẻ sẽ tắt ngay trong vòng một phút ba mươi giây. Có lẽ vì thế mà con nít lúc nào cũng cứ vô tư, hồn nhiên. Còn đối với người lớn, họ ngày càng ngại chia sẻ và không muốn chia sẻ cả niềm vui hay nỗi buồn, bất kể là với người thân hay bạn bè. Việc ngại chia sẻ của người lớn không chỉ do niềm vui nỗi buồn của người lớn 14/3/2018 Chia sẻ...liệu niềm vui có nhân đôi và nỗi buồn có vơi nửa?? http://www.gplongxuyen.org/PrintNewsDetail.aspx?ID=20150804155132 2/3 phức tạp hơn con nít mà còn là do sự từng trải dạy cho người lớn biết được việc chia sẻ trong cuộc sống không còn mang lại hiệu quả là niềm vui nhân đôi, nỗi buồn vơi nửa mà đôi khi phải nhận ngược lại là niềm vui vơi sạch mà nỗi buồn thì nhân gấp mấy…lần mấy…Vì sao lại như vậy? Vì thói đời “hơn thì ganh ghét” mà “thua thiệt thì coi thường”. Vì thế, khi chia sẻ niềm vui, người ta lại ganh tị, thậm chí có khi bị gieo tiếng là khoe khoang. Vì thế, niềm vui của người lớn chỉ còn dám chia sẻ với người thân trong gia đình, còn bạn bè thì hạn chế. Chia sẻ nỗi buồn còn tệ hại hơn! Cuộc sống mỗi người đã quá nhiều đau khổ, đâu ai muốn lắng nghe thêm những ưu phiền của người khác. Hoặc nghe thì nghe vậy chứ thật sự cảm thông thì ít mà nghe cho có thì nhiều. Chưa kể nếu gặp phải “bạn Lí Thông” thì chia sẻ bữa trước bữa sau chuyện tình cảm, chuyện gia đình, chuyện riêng tư của mình cả xóm biết, cả cơ quan biết…thì than ôi! Chia sẻ nỗi buồn với người thân thì lại sợ người thân phiền lòng, nên vì thế mà nỗi buồn người lớn chỉ còn giữ riêng cho mình. Việc ngày càng ngại chia sẻ cũng có nghĩa người lớn ngày càng phải thích nghi với sự cô đơn và chấp nhận sống trong cái vỏ của sự giả tạo. Ai đó từng nói, “mỗi người lớn lên ai cũng phải sắm cho mình một chiếc mặt nạ để đeo, có người đeo nhiều chiếc mặt nạ quá đến nỗi quên bản thân mình là ai, cảm xúc bản thân thực sự là như thế nào”. Có lẽ người lớn ai cũng phải như vậy, có ai dám sống thực với niềm vui nỗi buồn của mình mà không phải nghĩ đến trách nhiệm, danh dự…và bao nhiêu thứ khác. Nhiều khi cười nói giữa những cuộc vui đó nhưng lòng thì cô đơn lạc lõng ở nơi nào. Vậy mới hiểu cảm giác của Thúy Kiều “Vui là vui gượng kẻo là…”. Người lớn ngày càng ngại chia sẻ nhưng không mất đi nhu cầu chia sẻ. Bằng chứng là ngày nay các trang mạng xã hội như Facebook, Google Plus, Twitter, Youtube…xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng người tham gia ngày càng tăng. Những trang mạng xã hội này đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người- nhu cầu kết nối và chia sẻ với bạn bè khắp nơi. Con người ngại chia sẻ trong cuộc sống thực nhưng lại thoải mái và dễ dàng chia sẻ trong thế giới ảo. Có lần tôi hỏi các bạn sinh viên: “Vì sao các bạn thích lên facebook và trao đổi với nhau trên đó hơn là nói chuyện với nhau trong lớp học?”. Các bạn sinh viên trả lời với tôi rằng: “Trên face chúng em có nhiều bạn bè, chúng em được chia sẻ thoải mái những tâm tư tình cảm của mình mà đôi khi trong cuộc sống chúng em ngại chia sẻ hoặc không tìm được người tin cậy để chia sẻ…”. Câu trả lời của các bạn sinh viên cho thấy rằng việc con người tìm đến thế giới ảo cũng chỉ nhằm mục đích chia sẻ tâm tư tình cảm. Bên cạnh đó, câu trả lời cũng cho thấy rằng việc con người tìm đến thế giới ảo để chia sẻ cũng có nghĩa là con người mất niềm tin lẫn nhau trong cuộc sống thực. Thế nhưng liệu việc tìm đến thế giới ảo để chia sẻ có phải là giải pháp an toàn hay chưa? Tôi nhớ đến một vụ lùm xùm trên facebook liên quan đến một cô bạn chung trường. Cô ấy hay chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm của mình khi đi bơi, đi tập gym với những bộ đồ hơi thiếu vải khi thì hở lưng, khi thì khoe đùi. Sau khi cô chia sẻ ít lâu thì mọi người bắt đầu râm ran bàn tán. Và tất nhiên những lời dèm pha cuối cùng cũng đến tai khổ chủ. Cô ấy bắt đầu tung mấy status liên tục trên facebook để chửi cạnh chửi khóe những người đã dám nói xấu mình. Cô cũng có cái lý của mình khi cho rằng, chuyện trên thế giới ảo, đừng đem ra cuộc sống thực để bàn tán, soi mói nhau. Những người nói xấu cô họ cũng có cái lý của họ. Họ bảo thế giới ảo nhưng kết nối với những con người thật, bạn bè trên face toàn đồng nghiệp, bạn bè chứ ai xa lạ đâu mà chia sẻ thoải mái vậy… Câu chuyện cho thấy rằng, chia sẻ với ai, chia sẻ ở đâu dù trong thế giới ảo hay con người thật đều phải cân nhắc và biết giới hạn của nó. Điều cốt yếu khi chia sẻ là phải tìm được người tin tưởng mới mong có được niềm cảm thông thực sự và những lời khuyên chân thành. 14/3/2018 Chia sẻ...liệu niềm vui có nhân đôi và nỗi buồn có vơi nửa?? http://www.gplongxuyen.org/PrintNewsDetail.aspx?ID=20150804155132 3/3 Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu chia sẻ vẫn là một nhu cầu tự nhiên và thiết yếu của mỗi người. Tuy nhiên nhu cầu ấy có được trân trọng và bảo vệ hay không là do cách hành xử của mỗi người chúng ta. Mỗi người nếu ai cũng biết tôn trọng những chia sẻ của người khác, cảm thông đúng lúc với những nỗi buồn bạn bè chia sẻ thì chắc chắn “niềm vui vẫn sẽ nhân đôi và nỗi buồn lại được vơi nửa”. Vì vậy, những ai có được người bạn tri kỉ để có thể tin tưởng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn là những người thật sự hạnh phúc, hãy trân trọng điều đó!


Các câu hỏi tương tự
Dâu Tây
Xem chi tiết
phùng đức hà
Xem chi tiết
Công chúa cầu vồng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Xem chi tiết
Mã Ngọc Kim Thư
Xem chi tiết
Lê Thanh Thảo
Xem chi tiết
Trương Thị Cẩm Vy
Xem chi tiết
Bùi Linh Chi
Xem chi tiết
conangdangyeu
Xem chi tiết