Mạnh Tử còn bé lắm, tóc để trái đào, mặt mũi khôi ngô và rất hay hỏi, hay bắt chước người lớn. Mẹ của Mạnh Tử yêu con vô cùng, bà mong con sau này học hành giỏi giang, trở thành hiền tài. Chính vì vậy, bà luôn quan tâm đến việc dạy con.
Ngày ấy, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa lớn. Ngày nào nghĩa địa cũng có đám tang, có ngày vài ba đám chôn cất. Đám tang đông, người khóc thương thảm thiết, người chôn cất thì đào huyệt, hạ quan tài, lấp đất vất vả. Những câu chuyện của các bà trong xóm không thể thiếu các lời bình luận về đám tang và việc chôn cất. Bọn trẻ con cứ tròn xoe mắt nhìn đám tang và nghe người lớn bình luận. Thế rồi, chúng chơi trò đám ma, cũng chia ra đóng vai người chôn cất, người khóc lóc, người đưa tang, thật não nề. Mạnh Tử cũng say mê chơi với bạn bè những trò ấy, cũng đào, chôn, lăn, khóc… Hôm ấy, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải, thấy lũ trẻ rủ nhau đi chơi cũng cho Mạnh Tử theo cùng. Một lát sau, nghe tiếng con trẻ gào khóc, tiếng hô dẫn đám tang lạ tai, bà rời khung cửi ra ngõ xem và giật mình thấy đấy là đám tang trò chơi của 1ũ trẻ. Mạnh Tử cũng cùng lũ trẻ đào, chôn, lăn, khóc như đám tang chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng, nói với chồng : "Con ta thơ dại mà cứ suốt ngày đào, chôn, lăn, khóc như thế này rồi thì trò chơi ám ảnh, nó sẽ sinh buồn chán còn đâu tâm trí mà học hành nữa". Bố Mạnh Tử cung hiểu ý vợ nên để bà tự lo liệu. Bà mẹ đã quyết dọn nhà đi chỗ khác, thay đổi nơi sống cho con.
Thế là, mẹ Mạnh Tử đã dọn nhà. Nhà ở gần một cái chợ to của cả vùng, việc mua bán rất thuận tiện. Mạnh Tử cũng không choi trò đào, chôn, lăn, khóc nữa. Bà mẹ thấy thế cũng có vẻ yên lòng. Nhưng rồi, một hôm, bà thấy Mạnh Tử chơi trò bán hàng với bọn trẻ. Chúng cũng bày rau củ, những con gà, con lợn, con trâu nặn bằng đất và cả thịt bò, thịt lợn bằng đất để mua bán. Chúng cũng mặc cả, nói thách, cãi nhau vì cân gian… hệt như phiên chợ của người lớn. Bà sợ quá. thì ra, những trò lừa lọc, mua gian bán lận ở chợ đã nhiễm vào lũ trẻ tự bao giờ mà chẳng ai hay. Phải chuyển nhà đi chỗ khác thôi, bà nghĩ.
Nhà Mạnh Tử được dọn đến nơi xa nhưng sát với trường học của thầy Đồ. Học trò đến học rất đông, tiếng giảng bài của thầy Đổ ngân nga, sang sảng vọng sang nhà Mạnh Tử. Bà mẹ xin thầy giáo cho Mạnh Tử sang học. Mạnh Tử chăm chỉ đọc sách, học hành ngày một giỏi.
Sau này, khi Mạnh Tử đã trưởng thành, bà mẹ càng nghĩ càng thấy việc chuyển nhà của mình là đúng. Thật là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Mạnh Tử còn bé lắm, tóc để trái đào, mặt mũi khôi ngô và rất hay hỏi, hay bắt chước người lớn. Mẹ của Mạnh Tử yêu con vô cùng, bà mong con sau này học hành giỏi giang, trở thành hiền tài. Chính vì vậy, bà luôn quan tâm đến việc dạy con.
Ngày ấy, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa lớn. Ngày nào nghĩa địa cũng có đám tang, có ngày vài ba đám chôn cất. Đám tang đông, người khóc thương thảm thiết, người chôn cất thì đào huyệt, hạ quan tài, lấp đất vất vả. Những câu chuyện của các bà trong xóm không thể thiếu các lời bình luận về đám tang và việc chôn cất. Bọn trẻ con cứ tròn xoe mắt nhìn đám tang và nghe người lớn bình luận. Thế rồi, chúng chơi trò đám ma, cũng chia ra đóng vai người chôn cất, người khóc lóc, người đưa tang, thật não nề. Mạnh Tử cũng say mê chơi với bạn bè những trò ấy, cũng đào, chôn, lăn, khóc… Hôm ấy, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải, thấy lũ trẻ rủ nhau đi chơi cũng cho Mạnh Tử theo cùng. Một lát sau, nghe tiếng con trẻ gào khóc, tiếng hô dẫn đám tang lạ tai, bà rời khung cửi ra ngõ xem và giật mình thấy đấy là đám tang trò chơi của 1ũ trẻ. Mạnh Tử cũng cùng lũ trẻ đào, chôn, lăn, khóc như đám tang chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng, nói với chồng : "Con ta thơ dại mà cứ suốt ngày đào, chôn, lăn, khóc như thế này rồi thì trò chơi ám ảnh, nó sẽ sinh buồn chán còn đâu tâm trí mà học hành nữa". Bố Mạnh Tử cung hiểu ý vợ nên để bà tự lo liệu. Bà mẹ đã quyết dọn nhà đi chỗ khác, thay đổi nơi sống cho con.
Thế là, mẹ Mạnh Tử đã dọn nhà. Nhà ở gần một cái chợ to của cả vùng, việc mua bán rất thuận tiện. Mạnh Tử cũng không choi trò đào, chôn, lăn, khóc nữa. Bà mẹ thấy thế cũng có vẻ yên lòng. Nhưng rồi, một hôm, bà thấy Mạnh Tử chơi trò bán hàng với bọn trẻ. Chúng cũng bày rau củ, những con gà, con lợn, con trâu nặn bằng đất và cả thịt bò, thịt lợn bằng đất để mua bán. Chúng cũng mặc cả, nói thách, cãi nhau vì cân gian… hệt như phiên chợ của người lớn. Bà sợ quá. thì ra, những trò lừa lọc, mua gian bán lận ở chợ đã nhiễm vào lũ trẻ tự bao giờ mà chẳng ai hay. Phải chuyển nhà đi chỗ khác thôi, bà nghĩ.
Nhà Mạnh Tử được dọn đến nơi xa nhưng sát với trường học của thầy Đồ. Học trò đến học rất đông, tiếng giảng bài của thầy Đổ ngân nga, sang sảng vọng sang nhà Mạnh Tử. Bà mẹ xin thầy giáo cho Mạnh Tử sang học. Mạnh Tử chăm chỉ đọc sách, học hành ngày một giỏi.
Sau này, khi Mạnh Tử đã trưởng thành, bà mẹ càng nghĩ càng thấy việc chuyển nhà của mình là đúng. Thật là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Mạnh Tử còn bé lắm, tóc để trái đào, mặt mũi khôi ngô và rất hay hỏi, hay bắt chước người lớn. Mẹ của Mạnh Tử yêu con vô cùng, bà mong con sau này học hành giỏi giang, trở thành hiền tài. Chính vì vậy, bà luôn quan tâm đến việc dạy con.
Ngày ấy, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa lớn. Ngày nào nghĩa địa cũng có đám tang, có ngày vài ba đám chôn cất. Đám tang đông, người khóc thương thảm thiết, người chôn cất thì đào huyệt, hạ quan tài, lấp đất vất vả. Những câu chuyện của các bà trong xóm không thể thiếu các lời bình luận về đám tang và việc chôn cất. Bọn trẻ con cứ tròn xoe mắt nhìn đám tang và nghe người lớn bình luận. Thế rồi, chúng chơi trò đám ma, cũng chia ra đóng vai người chôn cất, người khóc lóc, người đưa tang, thật não nề. Mạnh Tử cũng say mê chơi với bạn bè những trò ấy, cũng đào, chôn, lăn, khóc… Hôm ấy, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải, thấy lũ trẻ rủ nhau đi chơi cũng cho Mạnh Tử theo cùng. Một lát sau, nghe tiếng con trẻ gào khóc, tiếng hô dẫn đám tang lạ tai, bà rời khung cửi ra ngõ xem và giật mình thấy đấy là đám tang trò chơi của 1ũ trẻ. Mạnh Tử cũng cùng lũ trẻ đào, chôn, lăn, khóc như đám tang chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng, nói với chồng : "Con ta thơ dại mà cứ suốt ngày đào, chôn, lăn, khóc như thế này rồi thì trò chơi ám ảnh, nó sẽ sinh buồn chán còn đâu tâm trí mà học hành nữa". Bố Mạnh Tử cung hiểu ý vợ nên để bà tự lo liệu. Bà mẹ đã quyết dọn nhà đi chỗ khác, thay đổi nơi sống cho con
Thế là, mẹ Mạnh Tử đã dọn nhà. Nhà ở gần một cái chợ to của cả vùng, việc mua bán rất thuận tiện. Mạnh Tử cũng không choi trò đào, chôn, lăn, khóc nữa. Bà mẹ thấy thế cũng có vẻ yên lòng. Nhưng rồi, một hôm, bà thấy Mạnh Tử chơi trò bán hàng với bọn trẻ. Chúng cũng bày rau củ, những con gà, con lợn, con trâu nặn bằng đất và cả thịt bò, thịt lợn bằng đất để mua bán. Chúng cũng mặc cả, nói thách, cãi nhau vì cân gian… hệt như phiên chợ của người lớn. Bà sợ quá. thì ra, những trò lừa lọc, mua gian bán lận ở chợ đã nhiễm vào lũ trẻ tự bao giờ mà chẳng ai hay. Phải chuyển nhà đi chỗ khác thôi, bà nghĩ.
Nhà Mạnh Tử được dọn đến nơi xa nhưng sát với trường học của thầy Đồ. Học trò đến học rất đông, tiếng giảng bài của thầy Đổ ngân nga, sang sảng vọng sang nhà Mạnh Tử. Bà mẹ xin thầy giáo cho Mạnh Tử sang học. Mạnh Tử chăm chỉ đọc sách, học hành ngày một giỏi.
Sau này, khi Mạnh Tử đã trưởng thành, bà mẹ càng nghĩ càng thấy việc chuyển nhà của mình là đúng. Thật là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.