Đề bài: Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cửu vĩ linh hồ Kurama
24 tháng 11 2016 lúc 17:08

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.


 

Lưu Hạ Vy
24 tháng 11 2016 lúc 17:25

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng

Hai câu thơ trên đã nói về ước mơ của mỗi đứa trẻ khi đất nước có giặc ngoại xâm. Ngựa sắt ở đây chính là ngựa của người anh hùng chống giặc Ân xâm lược. Đó là Phù Đổng Thiên Vương – Thánh Gióng.

Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Phù Đổng có hai vợ chồng ông lão rất tốt bụng. Họ chăm chỉ làm ăn, siêng năng giúp đỡ mọi người nhưng không hiểu sao, mãi mà họ vẫn chưa được một mụn con nào. Hai vợ chồng ông lão buồn lắm. Một hôm, người vợ ra đồng, bỗng nhìn thấy vết của một bàn chân to kì lạ. Bà thắc mắc không hiểu sao lại có vết chân to gấp tám, chín lần chân người bình thường. Ngạc nhiên, bà ướm thử chân mình xem thua kém bao nhiêu. Và kì lạ thay, ngay trong hôm đó, bà có thai. Mười hai tháng sau, một bé trai khôi ngô tuấn tú ra đời. Hai vợ chồng mừng vui khôn tả, lòng thầm tạ ơn trời đất đã ban cho mình một đứa con. Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu. Đã ba tuổi rồi mà đứa bé chẳng biết nói, chẳng biết cười cũng chẳng biết đi.

Hồi ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng tham lam, tàn bạo. Người người căm giận. Vua sai sứ giả đi khắp nước tìm người tài đánh đuổi giặc ngoại xâm. Khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm đều nghe tiếng loa của sứ giả:

– Loa… loa… loa… loa… loa… Giặc Ân đang dần xâm lược nước ta. Tình thế nguy kịch. Ai có tài ra giúp vua cứu nước… loa… loa… loa… loa… loa…

Nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé ngồi bật dậy nói với mẹ:

– Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con.

Bà mẹ vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, mời sứ giả vào nhà. Gióng bảo:

– Ông hãy về tâu với vua, rèn cho ta một bộ giáp sắt, một con ngựa sắt và một cây gậy sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc.

Sứ giả vội vàng về tâu vua chuẩn bị những thứ Gióng cần. Kể từ hôm đó, Gióng ăn bao nhiêu cũng không vừa, quần áo vừa may đã đứt chỉ. Hai vợ chồng phải nhờ bà con làng xóm giúp đỡ gạo nước để nuôi con.

Giặc đã đến chân núi Trâu, dần dần tiến về kinh thành. Vua chuyển ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Gióng. Gióng vươn vai, biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt trèo lên lưng ngựa sắt. Ngựa hí vang trời, phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc. Chàng cầm roi sắt, vụt tới tấp vào lũ giặc.

trơi, phun lửa, phi thẳng đến noi có giặc. Chàng cầm roi sắt, vụt tới tấp vào lũ giặc. Chúng chết như ngả rạ. Bỗng, roi sắt gãy, chàng nhổ các bụi tre bên đường tiếp tục vụt vào 1ũ giặc. Chúng hoảng hốt giẫm đạp lên nhau bỏ chạy. Chàng đuổi đến chân núi Sóc, cỏi bỏ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt phi thẳng lên trời.

Nhớ công lao người có công đuổi giặc Ân, bảo vệ non sông gấm vóc, nhà vua phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại làng quê.

Hằng năm, cứ đến ngày mồng bốn tháng chín âm lịch, làng Gióng mở hội rất to. Người ta kể lại rằng, sở dĩ những bụi tre gần làng quê Gióng có màu vàng là do ngày xưa bị lửa của ngựa phun vào. Những ao hồ liên tiếp trong quê chính là những vết chân ngựa phi. Và làng Cháy là do ngựa phun lửa thiêu cháy cả làng…

Các bạn có thấy không, Gióng chính là biểu tượng của sức mạnh, của sự dũng cảm, đồng lòng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Gióng – Phù Đổng Thiên Vương chính là anh hùng, là một trong Tứ bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.

Tham khảo nhé ! Chúc bn hok tốt!

FAIRY TAIL
24 tháng 11 2016 lúc 17:49

Vào đời vua Hùng thứ sáu, giặc Ân tàn bạo sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước.

Thuở ấy, ở làng Phù Đổng, có một bà mẹ sinh được một đứa con trai, đặt tên là Gióng. Gióng đã lên ba mà vẫn chưa biết nói, biết cười. Một hôm, sứ giả về làng bắt loa gọi:

- Loa, loa, loa! Ai là người tài giỏi, hãy ra đánh giặc cứu nước!

Gióng lắng nghe rồi bỗng nhiên bật dậy và nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!

Mẹ Gióng ngạc nhiên quá, cứ đứng sững sờ nhìn con, mãi sau mới lật đật chạy ra mời sứ giả. Sứ giả vào đến nhà, Gióng nói dõng dạc:

- Hỡi sứ giả, hãy về tâu với vua Hùng rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc gậy sắt để ta đi đánh giặc.

Sứ giả đi rồi. Gióng bảo mẹ thổi cơm cho ăn. Mẹ Gióng thổi cơm, rồi cả làng thổi cơm, bao nhiêu Gióng ăn cũng hết. Ăn xong, Gióng vươn vai đứng dậy thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh.

Trong khi ấy, tất cả các lò rèn đêm ngày đúc ngựa, rèn gậy cho Gióng. Chẳng bao lâu sau, ngựa sắt, nón sắt, roi sắt đã làm xong. Gióng đội nón, cầm gậy, nhảy phóc lên lưng ngựa. Ngựa sắt hí vang, phun ra lửa rồi phóng như bay ra trận. Lúc đó, giặc Ân đang tràn đi khắp nơi giết người, cướp của. Gióng thúc ngựa phi thẳng vào quân giặc. Gậy sắt vung lên như ánh chớp đánh xuống đầu quân giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu lũ giặc ra tro. Bỗng nhiên, cây gậy sắt của Gióng bị gãy. Gióng quơ nhổ từng bụi tre trên đường quật túi bụi và quân giặc. Giặc Ân thua chạy tan tác, xác giặc ngổn ngang khắp nơi.

Đánh xong giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa bay qua làng Phù Đổng, bay thẳng lên núi Sóc Sơn.

Đời sau, để nhớ ơn Gióng có công đánh giặc, cứu nước, nhân dân ta đã lập đền thờ Gióng ở làng Phù Đổng.

 
Hà Trang
24 tháng 11 2016 lúc 17:08

Thủa xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.

Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu.

Một hôm, các con vật họp bàn nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.

Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cửa có đặt cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.

Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược, nhìn xuôi mãi cũng không thấy ai, chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng để kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng.

- Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí khinh khủng, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên Ngọc Hoàng để kiện.

Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì lấy làm giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Nhưng bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bụi rậm xong ra vồ gà.

Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa “Gâu gâu gâu ” mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót một người nào.

Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận thành làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc:

- “Cậu” lên đây có việc gì?

Cóc thưa:

- Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa?

Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra thần Mưa mải rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn:

- Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.

Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát:

“Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”.

Hà Trang
25 tháng 11 2016 lúc 19:49

Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: - "Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!".

Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả.

Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước.

Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:

- Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói làm vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!

Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:

- Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!

Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:

- Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.

Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:

- Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?

Gióng trả lời rất chững chạc:

- Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!

Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho chú bé Gióng.

Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:

- Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?

Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:

- Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!

Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.

Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:

- Mẹ kiếm vải cho con mặc.

Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:

- Ta là tướng nhà Trời!

Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri.

Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc-sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương.

Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim-anh, Đa-phúc cho đến Sóc-sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).

Sang Nguyen
25 tháng 9 2018 lúc 20:34

banh


Các câu hỏi tương tự
Heartilia Hương Trần
Xem chi tiết
luc thi ha
Xem chi tiết
luc thi ha
Xem chi tiết
Leona
Xem chi tiết
Dương Tiến Đạt
Xem chi tiết
luc thi ha
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết