Ai đó đã từng nói rằng: Tiền có thể mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe, tiền có thể mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian, tiền có thể mua được nhà nhưng không mua được tổ ấm. Đó là gia đình, thứ mà dẫu đánh đổi bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua được. Và tôi luôn tự hào bởi có một tổ ấm đáng quý như thế.
Gia đình tôi sống theo lối truyền thống xưa, là một gia đình tam hệ: ông bà, bố mẹ và ba chị em tôi. Và tôi yêu thương tất thảy những thành viên trong gia đình mình.
Ông bà tôi là những con người thuộc thế kỉ trước, những người đã được nếm trải những tháng năm của mưa bom bão đạn, của những nạn đói và cả những tháng năm hào hùng của đất nước những ngày “Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?”, rồi cả những năm tháng hòa bình xây dựng đất nước như bây giờ. Ông tôi là một cựu chiến binh, đã vào sinh ra tử trên chiến trận, đã sống đúng với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhân dân, Tổ quốc. Vì thế, khi được trở về, ông lúc nào cũng vui tươi, điềm đạm và chân thành như những người lính Cụ Hồ. Cuộc sống của ông thật nhẹ nhàng với những vườn cây cảnh, với thú uống trà và cả những trưa kể cho các cháu về thời trẻ của mình. Bà tôi chính là biểu tượng của người phụ nữ Á Đông. Nét duyên trong nụ cười, sự nhẹ nhàng trong lời ăn tiếng nói, khéo léo trong mọi việc, bà đều không bị thời gian lấy mất. Hay ngay cả thời gian cũng không nỡ làm điều đó? Bà tôi thích đan khăn, đan áo cho con cháu. Bà thường nói: “Đến cái tuổi gần đất xa trời rồi, làm được gì cho con cháu thì phải làm chứ, cho con cháu mình sau này bớt khổ”.
Có phải nhờ sự giáo dục của ông bà nội mà bố tôi mới trở thành người thành công và đáng kính như thế. Theo bước của ông, bố tham gia vào bộ công an góp phần đảm bảo trật tự an ninh đất nước. Có lẽ do đặc thù công việc, mấy chị em tôi chẳng mấy khi được thấy bố nhưng tình yêu thương và tấm lòng của bố tôi vẫn cảm nhận được qua mỗi cái ôm, món quà bố dành cho chúng tôi. Vì thế, chúng tôi gắn bó với mẹ nhiều hơn. Là một giáo viên, mẹ luôn biết cách dạy chúng tôi thế nào là đúng sai mà không áp đặt. Hơi ấm của mẹ, từng cái ôm, bàn tay uốn chữ cho chúng tôi đã trở thành tuổi thơ của những đứa trẻ chúng tôi rồi.
Tôi là chị cả trong ba đứa: một đứa lớp 1 và một đứa 4 tuổi. Nhưng chúng tôi chơi với nhau rất vui, như những người bạn không phân biệt. Vì thế, mỗi khi nghịch ngợm thì cả ba đứa đều bị mắng chung. Đôi khi vì giành đồ chơi, đồ ăn ngon mà chúng tôi cãi nhau, nhưng cuối cùng đồ ăn luôn được chia làm ba đều nhau, vì chúng tôi sẽ ăn không ngon nếu những người kia không có đồ ăn.
Không có điều gì là hoàn hảo. Vậy nên, thỉnh thoảng chúng tôi cũng có những mâu thuẫn, vì những người của thế hệ trước không thế hiểu chúng tôi nghĩ và muốn gì. Nhưng ông bà tôi biết cách điều hòa mọi thứ, mọi người cùng ngồi lại với nhau để giải quyết. Nhớ những buổi tối cả nhà ngồi nhìn mâm cơm mà không dám ăn vì bố chưa về, những tối mọi người cũng ngồi xem phim thật là vui biết mấy.
Một gia đình hạnh phúc không cần có nhà cao cửa rộng, không cần nhiều tiền. Hạnh phúc sẽ đến nếu chúng ta biết lấp đầy chỗ trống cho nhau, để chúng ta được mãi mãi bên nhau.
mà chủ chứ không phải chửi nha
Hôm nay, một ngày đông đẹp trời, dịu lạnh như bao ngày khác. Tan học, tôi rảo bước trên con đường thân quen về nhà. Đang thả hồn theo làn gió man mát, tôi bỗng vô tình dừng chân bên công viên- nơi chúng tôi thường nô đùa ngày bé. Trên vòng quay ngựa gỗ góc phải là mấy đứa trẻ đang nhốn nháo í ới gọi nhau, có cả vài em bé thích thú leo trèo ở cầu trượt phía xa kia nữa. Dường như bọn trẻ thích những trò chơi này lắm, tôi chăm chú theo dõi hồi tưởng lại kí ức tuổi thơ. Nhưng nhìn kìa, ngay tại hàng ghế cạnh bờ hồ sao lại có đứa nhóc với ánh mắt mong muốn trông về phía này thế kia? Tôi bước đến, hỏi: "Sao em không đến chơi cùng các bạn?". Đứa bé trai có vẻ rụt rè nói: "Mẹ em bệnh nặng, em đi bán báo để kiếm tiền mua thuốc cho mẹ, nếu vui chơi thì làm sao bán hết báo ạ.". "Ôi, thật tội nghiệp cho mảnh đời nghèo khó, em ấy vẫn còn đang tuổi ăn tuổi học cơ mà" Tôi thầm nghĩ trong lòng, mắt cũng cay, nhớ khi bé, tôi toàn được chăm lo, biết thế nào là mưu sinh đâu, vậy mà em, mới từng ấy tuổi... Tôi mua giúp đứa bé tờ báo, dặn dò: "Em chăm ngoan và cố gắng học để mẹ vui lòng, khỏi bệnh nhé." Mắt thằng bé bỗng sáng hẳn lên, tự tin: "Tất nhiên rồi ạ, ước mơ của em là trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho mẹ và người nghèo mà." Tôi thấy cuộc đời đẹp hẳn lên, dù trong hoàn cảnh nghèo khó, vẫn còn những người có tấm lòng nhân ái đến thế. Tôi về đến nhà lúc nào không hay, chỉ còn biết... hôm nay tôi học được bài học về chữ hiếu, lòng thương người từ một đứa trẻ.