I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
1. Bài văn hoặc tác phẩm nào nêu lên ý nghĩa: phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng của lòng yêu nước?
A. Lao xao
B. Lòng yêu nước
C. Cây tre Việt Nam
D. Buổi học cuối cùng
2. Cảnh mặt trời mọc và cảnh sinh hoạt của con người trên biển đảo Cô Tồ là bức tranh:
A. rực rỡ, tráng lệ – khẩn trương, thanh bình.
B. hùng vĩ, tráng lệ – hối hả, vội vã.
C. duyên dáng, mềm mại – êm ả, bình lặng.
D. bình lặng, dịu dàng, hân hoan, vui vẻ.
3. Có mấy kiểu nhăn hỏa thường gặp.
A. Một kiểu B. Hai kiểu
C. Ba kiểu D. Bôn kiểu
4. Ví dụ nào sau đây sử dụng phép nhản hóa?
A. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
B. Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với taắ
(Ca dao)
C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi tới trường cô giáo như mẹ hiền.
(Lời bài hát)
D. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
5.
“Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lổ” (Vũ Tú Nam). Câu văn trên thuộc loại so sảnh nào?
A. Người với người
B. Vật với người
C. Vật với vật
D. Cái cụ thế với cái trừu tượng
II. TỰ LUẬN (7 điếm)
Em hãy tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.
1d
2a
3d
4d
5c
II
không có thời gian ghi nhưng bài này mình được 9 điểm
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
1-d
2-a
3-d
4-d
5-c
Cô Thu Hiền là giáo viên Văn của trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám. Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 6C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.
Cô Hiền khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả, mảnh mai. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.
Đúng như cái tên, cô giản dị và dễ gần. Học sinh rất quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.
Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiênqua lời giảng của cô Hiền đã Đềlại trong em ấn tượng sâu sắc.
Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xoá đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.
Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:
- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.
Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của. Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.
Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Ầu Cơ, Lạc Long Quân mà cô vừa kể.
Chưa bao giờ em thấy cố giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.
Giờ Văn của cô Hiền có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.
ví dụ nha