Đề bài: Em hãy viết bài văn kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử của em.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
no no

I. Đọc hiểu:

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"...Những động tác thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trewen ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ".

( Trích Vượt thác, Ngữ văn 6 tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên cho em hình dung như thế nào về hình ảnh những con người lao động Việt Nam hôm qua và hôm nay?

Câu 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Dượng Hương Thư được miêu tả trong đoạn văn trên?

II. Tạo lập văn bản:

Câu 3:

Hãy tả con đường đến trường vào buổi sáng (khoảng 1,5 đến 2 trang giấy)

Đinh Hải Ngọc
7 tháng 2 2017 lúc 21:09

Câu 2 :Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

Câu 3 :

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

MK CHỈ LÀM ĐC 2 CÂU BẠN NHÉ !

Đinh Hải Ngọc
7 tháng 2 2017 lúc 21:09

bài Vượt thác mk chưa học , chỉ có đi bồi dưỡng HSG thôi

Nguyễn Trần Thành Đạt
9 tháng 2 2017 lúc 14:57

Đã sáu giờ ba mươi rồi, em khép vội cánh cổng cùng Thương bước vội trên con đường đến trường, chỉ lo trễ học. Cả hai đều cố vượt lên trước những khách đi đường không dám nhởn nhơ như những lần trước. – Sáng nay, Thương làm gì mà đến trễ vậy? – Trước lúc đi làm, mẹ mình bảo cho heo ăn rồi hãy đi học. Nồi cám nóng quá phải ngồi chờ cho nó nguội. Để cho heo ăn là mình tất tả đi ngay. Chắc cậu chờ mình lâu lắm phải không? – Ừ, cũng hơi lâu lâu! Biết Thương đi muộn vì một lí do chính đáng em không nỡ trách Thương, trái lại càng thông cảm và yêu mến bạn hơn. Đã bốn năm rồi, em và Thương cùng học một lớp, cùng sánh vai nhau đi trên con đường quen thuộc này ngày hai lượt đi, về. Con đường đã in không biết bao nhiêu dấu chân của hai đứa. Có lần Thương nói với em: “Mình có thể nhắm mắt đi một mạch từ nhà đến trường mà không hề vấp ngã đấy!” Em vội nói ngay: “Mình cũng vậy! Thương biết không, cả ba chúng mình đều là bạn thân của nhau. Mình hiểu Thương cũng như Thương hiểu con đường này vậy!” Con đường là một phần của quê hương, là sợi dây gắn bó tình cảm của mọi người trong tình làng nghĩa xóm. Nhà thơ Đỗ Trung Quân thật có lí khi nói rằng: “Quê hương là đường đi học”. Vâng! Đúng như vậy. Con đường rợp lá me bay này chưa phải là con đường nhựa thẳng tắp, bóng láng như các con đường ở đô thị'. Nó chỉ là con đường đá đỏ bình thường như mọi con đường khác ở làng quê. Đối với chúng em, nó là thật gần gũi, thân thiết biết nhường nào! Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt những bước chân nhỏ xíu của mình lên mặt đường đầy những ổ gà, sóng trâu của nó. Mặt đường chỗ nào phẳng lì như mặt sân phơi, chỗ nào mấp mô uốn lượn như sóng nước mặt hồ, chỗ nào đá to, đá nhỏ em đều thuộc như lòng bàn tay. Con đường này là trục lộ giao thông liên xã. Đoạn đường dần chúng em đến trường lại nằm ở khu trung tâm nên thường tấp nập xe cộ và người qua lại. Hai bên đường, những cây me tây lâu đời tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Hàng cột điện cao thế như những cột chống trời làm bằng bê tông cốt thép sừng sững hai bên đường, đem ánh sáng văn minh về cho các làng xã trong vùng. Những nhà lá, nhà tôn, nhà thường và có cả những nhà lầu xen kẽ, những tiệm tạp hóa, viện uốn tóc, rạp video, quán giải khát, cà phê… mọc lên với những bảng hiệu đủ màu trông như những dãy phố ở thị thành. Khung cảnh buổi sáng mai trên đoạn đường này thật đông vui. Thỉnh thoảng, xe ô tô chở hàng, chở khách lăn vội trên đường, bốc lên những đám bụi dày đặc. Gần đây trong chương trình phát triển nông thôn, nghe nói trục lộ liên xã này sẽ được tôn tạo lại, đường sẽ được tráng nhựa trong nay mai. Con đường thân yêu của chúng em rồi đây sẽ đẹp hơn, sẽ không còn những “ổ voi”, “ổ gà” mấp mô như bây giờ. Nắng, mưa, gió, bão sẽ không còn cơ hội ngăn cản bước chân chúng em đến trường được nữa. Thành thị và nông thôn đang xích lại gần. Ánh sáng văn minh đang tỏa rộng về với vùng sâu, vùng xa. Đường sá nông thôn sẽ được nhựa hóa, cầu cống sẽ được bê tông hóa. Những chiếc cầu khỉ cũng sẽ biến mất theo đà phát triển của quê hương. Tương lai rực rỡ đang đến với con đường và với cả quê hương chúng em trong một ngày không xa nữa. Trống đã điểm, tạm biệt con đường, chúng mình vào học nhé!


Các câu hỏi tương tự
Pganh.pn
Xem chi tiết
Nguyễn Bùi Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Bao T
Xem chi tiết
Bảo An Đặng
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Vyyyy
Xem chi tiết