Phần I. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“…Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?
Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?
Câu 4.Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mà em đã mắc ?
II. Phần viết
Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước nấm mồ của Dế Choắt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 -12 câu diễn tả tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
Tìm câu chủ đề ( nếu có) trong đoạn văn sau: Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua...
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài văn trên
Câu 2: Theo tác giả, tại sao"ba bố con nằm chung - Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức"?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghê thuật được sử dụng ở khổ thơ cuối
Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? “Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi. Lọi là thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Đứa nào nhờ nó chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công nó đàng hoàng. Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép trong giờ chơi thì một viên bi. Lợi “làm giàu” bằng cách đó.”
Câu 2: Trao đổi thảo luận hành động cảu nhân vật Nghi trong văn bản “ Điều không tính trước”- Nguyễn Nhật Anh. ( dài nha )
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may th
ân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con”(“Tre Việt Nam
”, Nguyễn Duy,“Mẹ và em”, NXB Thanh Hoá, 1987)
Câu1Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào?
Câu2 Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên
Mọi người ơi giúp êmm đang cần gấp ạ plese
Nêu cảm nhận của em về đoạn trích sau: Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng, gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bổi hổi xốn xang. Hoa xoan rắc nhung nhớ xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa.
Chuyện cổ tích về loài người
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
***
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng... Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất.
(Xuân Quỳnh)
a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
b. Bài thơ thể hiện nội dung gì? Chỉ ra và nêu ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ. (1,5 điểm)
c. Từ việc tìm hiểu nội dung bài thơ, em hãy nêu những việc làm của bản thân để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình. (1,5 điểm)
Tìm các cụm danh từ trong câu sau và điền chúng vào mô hình cụm danh từ :
a - Cả làng nghe báo cũng sợ,bỏ chạy tán loạn.
b - Ông lão trở về túp lều của mình ,chẳng thấy lều đâu mà chỉ thấy trước mặt một ngôi nhà đẹp,có cổng lớn bằng gỗ lim,trong ngoài sáng sủa,có lò sưởi,quét vôi trắng xóa,và mụ vợ đang ngồi bên cửa sổ.
c - Mụ vợ tôi lại phát khùng lên,nó chẳng để tôi yên chút nào.Bây giờ nó không muốn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.