Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thuy Tran

Hãy viết bài văn theo chủ đề kể lại một câu chuyện đã biết ( truyền thuyết,cổ tích ) bằng lời văn của em

Ngô Thị Yến Nhi
18 tháng 9 2016 lúc 21:09
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần. Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :

-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Bùi Nguyễn Minh Hảo
18 tháng 9 2016 lúc 21:14

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
Ngày xửa ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua cũng đã khá
già muốn truyền ngôi lại cho con nhưng vua có những hai mươi người con,
biết chọn người nào để nối ngôi cho xứng đáng, nhà vua rất phân vân về
việc này. Lúc bấy giờ, giặc ngoại xâm đã dẹp xong nhưng đời sống của
nhân dân vẫn còn nghèo khó. Nhà vua hiểu rằng dân có ấm no thì ngai vàng
mới vững nên có ý chọn người thật xứng đáng, có đủ tài đức, chăm lo cho
muôn dân để nối nghiệp. Nhân dịp tết sắp đến vua bèn gọi các con lại và
phán rằng:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đến nay đã truyền được sáu đời. Nhiều lần
giặc Ân quấy nhiễu, nhờ phúc ấm tổ tiên mà chúng ta cũng đã dẹp được
nhân dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, nhưng nay ta đã già rồi,
không thể sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không
nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta,
ta sẽ nhường ngôi cho, có tiên Đế chứng giám.
Ý vua cha như thế nào thì không ai đoán được, nhưng ai cũng muốn ngôi
báu thuộc về mình. Các Lang thi nhau sai gia nhân lên rừng xuống biển tìm
kiếm của ngon vật lạ về dâng vua cha. Riêng Lang Liêu, là con thứ mười tám,
tuy là dòng dõi Hùng Vương nhưng lại phải sống cuộc đời của một nông phu
nghèo khó. So với các anh em, nhà chàng chẳng có gì đáng giá. Quanh quẩn
chỉ lúa và khoai, những thứ tầm thường. Lang Liêu buồn và lo lắm!
Một hôm, chàng trằn trọc mãi đến sáng mới thiếp đi. Chợt chàng nằm
mộng thấy một vị thần hiện ra và bảo rằng:
– Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống
con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm,
mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều
được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng suy nghĩ, chàng càng thấy lời
thần mách bảo là đúng. Vốn thông minh chàng chọn thứ gạo nếp trắng tinh,
thơm lừng đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt heo làm nhân, dùng lá dong
trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho chín. Cũng
gạo nếp ấy, đậu xanh ấy, chàng đồ lên, giã nhuyện rồi nặn thành hình tròn.
Ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng
đến. Các của ngon vật lạ, chẳng thiếu thứ gì. Lang Liêu cũng đội tới một mâm
bánh. Hùng Vương xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm bánh của Lang
Liêu, ngắm nghía có vẻ hài lòng. Vua cho gọi chàng tới hỏi. Lang Liêu thật
thà kể lại giấc mộng gặp thần cho vua nghe. Vua nghe xong ngẫm nghĩ hồi
lâu rồi ra lệnh chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất và Tiên Vương.
Tế xong, nhà vua truyền đem bánh ra ăn thử cùng các quần thần. Ai cũng
tấm tắc khen ngon. Nhà vua giải thích cho mọi người hiểu ý nghĩa của hai
thứ bánh này:
“Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình
vuông tượng trưng cho đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng
cho cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để
trong là ngụ ý đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta.
Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”.
Lang Liêu quả là một vị vua anh minh, nhân đức. Dưới triều đại của
chàng, muôn dân no ấm và sống trong cảnh thanh bình.
Từ đấy về sau, nước ta có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy để
cúng trời đất, tổ tiên. Nếu thiếu hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị tết cổ
truyền của dân tộc.

Anh Triêt
18 tháng 9 2016 lúc 21:22

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.  

Adorable Angel
19 tháng 9 2016 lúc 16:20

Sự tích hồ Gươm:

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến ai cũng căm giận chúng. Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nhiều lần nổi dậy nhưng thế lực còn non yếu nên bị thua nhiều lần. Long Quân thấy vậy nên đã cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Có một người đánh cá tên là Lê Thận. Hôm ấy, anh thả lưới ở chỗ vắng như thường lệ nhưng sau ba lần thả lưới đều là một thanh sắt mắc vào lưới của anh. Thấy lạ, anh đem thanh sắt lại chỗ ngọn đèn thì thấy đó là một lưỡi gươm. Sau này, anh hăng hái gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Hôm ấy, Lê Lợi và mấy người tùy tòng đến nhà Thận chơi. Trong xó nhà, lưỡi gươm bỗng sáng lên, Lê Lợi cầm lên thì thấy trên lưỡi gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Vào một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lùi mỗi người một nẻo. Khi Lê Lợi chạy vào một khu rừng, ông bỗng thấy có thứ gì sáng trên ngọn cây. Ông trèo lên thì thấy là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông liền giắt chuôi vào lưng. Mấy ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, có cả Lê Thận. Lê Lợi đem chuyện bắt được chuôi gươm kể cho mọi người nghe. Khi lấy lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa như in. Lê Thận nói với Lê Lợi là đây là ý trời, nguyện đem sức lực dâng hiến cho Tổ quốc. Tự do, nhuệ khí của quân ta ngày một tăng

Cao Thị Hương Giang
5 tháng 10 2016 lúc 20:14

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.  Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.  Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở : -Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?! Lạc Long Quân ân cần giải thích: -Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.  

Cao Thị Hương Giang
5 tháng 10 2016 lúc 20:15

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.


Các câu hỏi tương tự
1k.com
Xem chi tiết
Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Nguyen ngoc duyen
Xem chi tiết
H cc
Xem chi tiết
Rạchihumi
Xem chi tiết
1k.com
Xem chi tiết
Snow Princess
Xem chi tiết
Thiên thần phép thuật
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết