Bài viết số 3 - Văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị ngọc anh

Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm bài thơ về tiểu đội xe ko kính của Phạm Tiến Duật.Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó

Linh Phương
14 tháng 11 2016 lúc 19:59

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

Bạn tham khảo nha! Chúc bn hc tốt

Thảo Phương
14 tháng 11 2016 lúc 20:33

 

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.


 

Thảo Phương
14 tháng 11 2016 lúc 20:33

 

Nhân dịp nhà trường tổ chức sang nghĩa trang liệt sĩ thắp hương lúc đó tôi đã gặp một người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã hi sinh vì tổ quốc. Tôi và người sĩ quan này trò chuyện rất vui và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, trên những con đường huyết mạch nối giữa miền Bắc-Nam là nơi ác liệt nhất .Bom đạn của giặc Mĩ ngày đêm dội xuống những chặn đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện giữa miền Bắc-Nam. Trong những ngày đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,thực phẩm, vũ khí… Trên con đường Trường Sơn này. Bom đạn của kẻ thù đã làm cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ mà người lính đã phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì điều đó mà họ lùi bước họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường. Họ nhìn thấy đất, thấy trời thấy cả ánh sao đêm, cả những cánh chim sa họ nhìn thẳng về phía trước, nơi đó là những tương lai của đất nước được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no, tự do. Anh lái xe kể với tôi rằng xe không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn chịu đựng lái xe ngày đêm, những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc đen xanh trở thành trắng xóa như người già,họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! sao tiếng cười của họ nhẹ nhõm làm sao.

Gian khổ ác liệt bom đạn của kẻ thù đâu đâu cũng có cũng không làm cho họ rờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cố gắng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặn đường bom đạn, ác liệt, bảo đảm cho an toàn những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa rồi áo sẽ mau khô thôi. Khi đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính tôi nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có trong các nhân vật truyện cổ tích, bài thơ vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với những người lái xe năm xưa tôi mới hiểu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi tinh nghịch,những tiếng bom đạn ngày đêm vẫn luân nổ bên tai, phá huỷ con đường cái chết luân rình rập bên họ nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.

Anh lái xe kể với tôi nghe những con đường vận chuyển, họ còn được gặp những đồng đội của mình,có cả những người lính đã hi sinh… Những phút giây gặp lại hiến hoi đó cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ đã làm cho tình cảm của họ trở lên thấm thía hơn rồi những bữa cơm trên bến Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe Trường Sơn. Rồi những phút giây nghỉ ngơi trên những chiếc võng đu đưa. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết chiếc xe không những không có kính mà xe còn không có đèn, không có mui xe thùng xe có xước những thiếu thốn này không ngăn cản được họ những chiếc xe băng băng đi về phía trước vì miền Nam ruột thịt họ đầy dũng cảm, lạc quan nhưng họ vẫn sống và chiến đấu vì tổ quốc vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phàn tạo nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền nam đất nước thống nhất.

Tôi và anh lái xe chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ đó và nói chuyện rất vui.tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ, chúng ta luân ghi nhớ công lao to lớn của họ, chúng ta càn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.


 

Thư Soobin
4 tháng 12 2017 lúc 18:52

"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi..."
Tôi lim dim cố nhẩm bài thơ cho thuộc... Bỗng một bàn gân guốc đặt lên vai tôi và giọng ngâm thơ trầm ấm:
"Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng..."
Tôi quay phắt lại, hóa ra là ông Năm ở làng bên.
- Cháu chào ông ạ! Ông kiếm ông nội cháu phải không ạ?
- Ừ! Cháu đang học bài thơ này à?
- Dạ! Cháu đang học thuộc lòng ạ!
- Ha ha... Cháu có hiểu gì về người lính lái xe Trường Sơn không?
Tôi gãi đầu, gãi tai, không biết nên trả lời sao. Ông Năm ân cần vỗ vai tôi bảo:
- Cháu ạ! Muốn nhập tâm một cái gì đó, trước hết ta phải hiểu nó, hiểu rồi thì rất dễ thuộc. Học thơ cũng thế!
Tôi thầm nghĩ, không biết hôm nay ông Năm bị ai nhập hay sao ấy mà triết lí ghê. Bình thường, tôi thấy ông ít nói, gặp ông nội tôi, hai người chỉ uống trà, đánh cờ, lâu lâu lại phá lên cười thôi mà.
- Cháu nghĩ gì thế? Cháu biết, ta là ai không? Ta là một trong các anh lính lái xe Trường Sơn trong thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, bài thơ mà cháu đang đọc đó!
Tôi hơi hồ nghi nhưng cũng rất mừng:
- Thật sao ông? Ông kể cho cháu nghe về chuyện của ông đi!
Trong lúc nhấp li trà chờ nội tôi, ông Năm với ánh mắt xa xăm kể cho tôi nghe về tiểu đội xe không kính.
...
- Câu chuyện của người lính lái xe Trường Sơn:
+ Đó là những năm 69, 70 của thế kỉ 20, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đến hồi khốc liệt nhất. Những chiếc xe vận tải chở hàng ra tiền tuyền bị bom đạn kẻ thù phá nát, không phải một xe, hai xe mà rất nhiều xe. Người chỉ huy đã đưa ra ý tưởng, thành lập tiểu đội xe không kính. Ai là người lái những chiếc xe đó? Đã có rất nhiều cánh tay giơ lên quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. và tiểu đội của ông gồm 12 người, 12 chiếc xe không kính, không đèn, không mui xe... (tưởng tượng viết tiếp).
+ Ông Phạm tiến Duật lúc đó là một nhà thơ chiến sĩ, ông đã sáng tác bài thơ này, rồi chuyền tay nhau đọc và hào khí chiến đấu, chiến thắng nung nấu trong lòng người lính trẻ. Sau này, không phải một tiểu đội mà rất nhiều tiểu đội xe không kính. Đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
+ Ngồi trên xe không kính chạy với tốc độ nhanh sẽ cảm nhận được (...).
+ Người lính vẫn ung dung, đường hoàng với phong thái lạc quan, yêu đời, hồn nhiên của những người lính trẻ. Không có kính ừ thì có bụi. Bụi làm cho tóc xanh hóa thành tóc trắng. Không cần rửa vẫn phì phèo châm điếu thuốc, mặt lấm lem nhưng vẫn sảng khoái nụ cười.
+ Hành quân trong mưa rừng xối xả, xe không kính ừ thì ướt áo. Không cần thay, mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
+ Xe không kính, đồng đội gặp nhau thạt tiện lợi, bắt tay qua cửa kính vỡ khỏi cần nhảy xuống xe. Chỉ cái bắt tay thôi nhưng ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
+ Phút dừng chân ngắn ngủi là lúc anh em quây quần bên nhau, cùng nhóm bếp Hoàng Cầm. Cháu biết bếp Hoàng Cầm là như thế nào không? (...)
+ Bom đạn Mĩ đã làm cho những chiếc xe biến hình, dị dạng đến thảm hại, nhưng quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn quân thù nào có thể làm lay chuyển được (...)
- Suy nghĩ của nhân vật tôi:
+ Nghe ông kể say sưa với lòng nồng nàn yêu nước, tôi như được sống trong không khí hào hùng của một thời máu lửa. Đúng vậy! “Có một trái tim”, chiếc xe thành một cơ thể sống, thành một khối thống nhất với người chiến sĩ. Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa. Bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.