Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Đình Huy

hãy tả hình ảnh một người thân bố, mẹ, ông, bà, anh, chị

Golden Darkness
27 tháng 1 2017 lúc 17:24

“Nhớ ngày xưa khi còn bé, mẹ ôm ấp tôi những lúc trời lạnh. Mẹ kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ, hấp dẫn bằng giọng nói trầm ấm. Đôi mắt mẹ yêu thương nhìn tôi trìu mến. Đôi mắt đen láy làm cho mẹ thật thông minh. Cả những lúc chui vào trong chăn cùng mẹ, tôi cảm nhận được hơi thở ấm nồng, nhè nhẹ. Mẹ muốn tôi ngủ yên, ngủ say để sáng mai còn đi học sớm, không bị thiếu ngủ…”. Có những điều không cần phải nói ra, tuy con còn nhỏ, con cũng có thể cảm nhận được!
“Những lần tôi ốm, mẹ thức trắng cả đêm để săn sóc tôi. Sáng dậy, đôi mắt mẹ trũng xuống vì thiếu ngủ. Tôi hiểu được, mẹ lo lắng cho tôi thế nào. Những hôm đó, trông mẹ xanh xao quá. Hôm nào tôi làm bài muộn, mẹ luôn nhắc nhở, lo lắng, thúc giục tôi ngủ sớm để ngày mai đi học. Còn những lần bị điểm kém, mẹ không bao giờ mắng tôi. Mẹ kiên nhẫn, giảng lại cho tôi từng ly từng tí cho đến khi tôi hiểu thì thôi. Mẹ luôn nói với tôi: Con cố găng ngoan ngoãn, đừng để mẹ mất kiên nhẫn. Mẹ đánh con là mẹ đánh chính mẹ…”
Tôi đã khóc khi đọc những lời văn của con gái. Bài văn tràn đầy những cảm nhận chân thực của con về những việc tôi làm hàng ngày. Những câu nói, những cử chỉ, những hành động của tôi đều được con lần lượt kể lại bằng ngôn từ của chính mình.
“Dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày mẹ đều dành thời gian nói chuyện với tôi. Có chuyện gì, dù xấu hay tốt, tôi đều kể với mẹ. Trước khi thi, mẹ cùng ôn bài với tôi. Mẹ vuốt ve tôi bằng đôi tay trắng mịn màng và dặn: Nhớ đọc lại kỹ bài làm để dành cho mẹ một điểm nhé, mèo con! Mẹ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để chiến thắng. Cứ mỗi lần nhớ về khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh của mẹ, tôi lại tự nhủ: Phải chiến thắng, Phải chiến thắng….!”
Tôi thường tự nhủ, điều thành công nhất của tôi trong việc dạy con từ trước tới nay là con tôi coi tôi như một người bạn thân, không giấu tôi dù là chuyện buồn hay vui. Tôi tâm niệm, để giữ được thói quen đó của con, tôi không được gây sức ép cho con bất kể chuyện gì, đặc biệt chuyện học hành. Giao tiếp hàng ngày với con rất quan trọng, mẹ con tôi thường nói đùa: Tâm tính con như mặt nước phẳng lặng. Con chỉ hơi gợn sóng là mẹ biết liền!
“Nhưng những điều đó chỉ xảy ra từ hồi tôi còn nhỏ. Bây giờ mẹ đã khác. Mẹ bận rộn hơn, mẹ hay mệt hơn và cũng dễ nổi nóng hơn. Mẹ ít để ý đến tôi và tính kiên nhẫn của mẹ cũng giảm nhiều. Vậy là mẹ đã không còn trẻ nữa… Tôi nghĩ rằng, dù sao tôi cũng đã lớn, mẹ không cần để ý đến tôi nhiều nữa. Tôi sẽ tự lập như mẹ mong muốn. Thế nhưng, đôi tay mẹ vẫn đẹp như xưa. Tôi vẫn mong được đôi tay ấy vuốt ve mỗi ngày, không phải như những khi tôi cọ má vào mẹ, mẹ nghiêm mặt lại và bảo: Con lớn rồi, không làm nũng mẹ nữa… Tôi hiểu, dù có nói vậy, tình yêu của mẹ dành cho cô con gái đầu lòng của mẹ không thay đổi”.
Trái tim tôi thắt lại khi đọc đến những dòng này. Sau khi bác giúp việc bị ốm cách đây 6 tháng, vào thời điểm con lớn lên cấp 2, con nhỏ bắt đầu vào lớp 1, ngoài giờ làm việc, tôi phải đảm đương nhiều việc nhà hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc 2 tiếng buổi tối rảnh rỗi với con trước đây bị chia sẻ làm ba, hai phần cho bé nhỏ và một phần cho bé lớn. Đôi lúc thấy con tủi thân, tôi giải thích cho con qua loa: em còn nhỏ, chưa biết đọc, biết viết, mẹ phải bên em, giống như bên con 5 năm trước đây… Tôi rất sợ con phụ thuộc vào tôi nhiều quá nên đặt mục tiêu rèn luyện tính tự lập cho con lên hàng đầu. Vì vậy, tôi tránh những động chạm tình cảm, dù con là con gái. Hay là tôi ngụy biện, tôi đã trở thành một người mẹ khô khan mất rồi? Giai đoạn dậy thì là giai đoạn đặc biệt của con với nhiều biến chuyển tâm sinh lý. Vậy mà tôi lại dần dần xa con. Tôi mải mê bon chen kiếm tiền để lo cho tương lai của con mà quên mất dù ở lứa tuổi nào, con cũng rất cần hơi ấm của mẹ. Tôi mải mê với cơm áo gạo tiền, đôi khi về nhà nổi nóng và tức giận vô cớ khi những việc ở cơ quan không như ý muốn, khi mục tiêu tài chính của tôi không đạt được. Đôi khi tôi nhận ra sự sợ sệt của con, nhưng tôi xoa dịu lương tâm bằng câu nói “Tất cả vì tương lai tốt đẹp của con”. Tôi đã làm con sợ, con không kể cho tôi nghe những câu chuyện dài lê thê trên lớp hay những buồn vui của con nữa… Cho dù con đã rất rộng lượng cho tôi một câu an ủi “Tình yêu của mẹ dành cho con không thay đổi”, tôi vẫn nhìn lại những gì mình đã làm và thấy rằng mình đã rất khác hình ảnh người mẹ trong tâm trí con, hình ảnh người mẹ “ngày xưa” của con! Tôi đã sai khi nghĩ rằng, con tôi đã lớn, tôi cần kiếm tiền để lo cho con đi du học. Tôi quên mất rằng, con tôi cần hơi ấm và sự động viên của tôi hơn là cần những sắp đặt tương lai của tôi!
Cám ơn đề văn của cô giáo, cám ơn những lời văn tha thiết của con. Con đã có những con sóng lớn trong suy nghĩ và tôi đã bỏ qua một thời gian dài! Tôi biết mình phải làm gì để có thể là người mẹ tốt nhất của con trong lúc này! Con gái à, con luôn là nữ hoàng trong thế giới của mẹ!

Giang Cherry
30 tháng 1 2017 lúc 9:19

Trong gia đình, ai cũng yêu thương em hết mực nhưng người đã cưng chiều, chắt chiu em nhiều nhất chính là ông nội. Lúc nào cũng vậy, hình ảnh ông nội luôn là một ông tiên hiền hậu trong câu chuyện cổ tích.
Ông nội em nay đã ngoài bảy mươi tuổi. So với ông của nhóm bạn đồng trang lứa thì ông nội là người lớn tuổi nhất. Vóc người gầy gầy, cao cao nói lên nỗi vất vã, nhọc nhằn của ông – một người nông dân cần cù thời trẻ. Khuôn mặt hiền từ, lấm tấm những nếp nhăn theo thời gian như thể nói lên một quãng đời chịu sương chịu gió của ông. Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, hệt như ông tiên hiền dịu hay giúp những em bé ngoan ngoãn trong truyện cổ tích. Làn da ông nhăn nheo, hằn những vết chân chim như in dấu theo năm tháng của cuộc đời. Đôi bàn tay run run, gầy guộc vậy mà có thể làm được mọi điều tựa cây đũa thần mầu nhiệm. Lưng ông nay đã còng để hi sinh cho con cháu có thể cao lớn, mạnh mẽ hơn. Tuy đã già nhưng dáng đi và đôi mắt ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Ông sống rất giản dị. Ngày ngày, cứ đôi dép cao su đã mòn và bộ áo mỏng mà ông đội nắng để làm việc. Cũng như các bác hàng xóm, ông nội em rất thích đi tập dưỡng sinh. Ông hay nói với em: “Ông tham gia tập thể dục cho khỏe mạnh để sống với các cháu. Ông được gặp và sinh hoạt với mọi người, ông cũng cảm thấy rất vui”. Trà là thức uống không thể thiếu của ông em. Sau khi đi tập thể dục, ông thường ngồi nhâm nhi vài tách trà với các bác gần nhà. Chiều chiều, hễ em đi học về là ông nội luôn thủ sẵn hai cây kẹo mút cho hai chị em. Em cảm thấy trong con người ông là một kho tàng truyện cổ tích và các câu ca dao, tục ngữ nghe thấm thía tình người. Mỗi buổi tối thứ bảy là thời khắc sum họp cả gia đình, ông thường dành 15 phút để kể chuyện cổ tích cho hai chị em. Đôi khi ông còn giảng về những câu ca dao sâu sắc như giúp cho chúng em cảm nhận về cái đẹp, cái hay trong từng lời văn, câu thơ của con người Việt Nam. Khác với bà, ông lại có một lối kể chuyện chững chạc nhưng vẫn giữ được những chi tiết sống động, lôi cuốn làm hấp dẫn người nghe. Những ngày chủ nhật là hai ông cháu lại ra vườn làm “công tác trồng cây”. Mới đấy mà vườn nhà em đã như một thiên đường xanh khiến bao người phải mơ ước. Ông đã cho em hiểu thế nào là lao động, nó mệt mỏi, vất vả thế nào và niềm hạnh phúc khi ta đã hoàn thành ra sao....và nó là những trải nghiệm bổ ích cho con đường đời của em sau này. Ông với mọi người tình nghĩa như bát nước đầy, không bao giờ ông để tiền bạc che mất tình nghĩa. Ông là một tấm gương sáng để con cháu chúng em noi theo.

Nhìn ông ngày càng tuổi cao sức yếu mà vẫn phải đỡ đần những công việc nặng nhọc, em càng thấy thương ông nhiều hơn. Em chỉ biết ngày ngày gắng công học thật giỏi để nội vui và hạnh phúc lúc còn sống trên cõi đời này.


Các câu hỏi tương tự
Baby Girl
Xem chi tiết
Thuy Le
Xem chi tiết
boy not girl
Xem chi tiết
Lê Bảo Trân
Xem chi tiết
fan SIMMY/ hero team
Xem chi tiết
Kagamine Twins
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích
Xem chi tiết
Huy Xuân
Xem chi tiết
Kagamine Twins
Xem chi tiết