Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Hoàng Thông

Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Lượm của Tố Hữu

 

Nguyễn Thị Thu Trang
6 tháng 3 2016 lúc 20:15

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đinh Tuấn Việt
6 tháng 3 2016 lúc 23:09

Tố Hữu là nhà thơ lớn  của dân tộc. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đô sộ. Mỗi một lứa tuổi ông đều dành những trang thơ của mình để viết về mọi lới tuổi và cũng như thế mỗi một lứa tuổi lại biết đến những bài thơ khác nhau của ông. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do ông sáng tác Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở đầu bài thơ hình tượng nhân vật Lượm được tác giả miêu tả hết sức rõ nét và  chi tiết.

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh. 
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn rất bé và được nhà thơ miêu tả là một cậu bé loắt choắt. Cậu mang bên mình cái xắc xinh xinh lên đường để đi công tác đi làm nhiệm vụ phục vụ kháng  chiến phục vụ cách mạng. Cậu bé dường như rất vui thích rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch rất trẻ trung yêu đời và chắc hẳn cạu cũng đang nhảy chân sáo trên đường vàng. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé lượm được hiện len hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây gio mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ,hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ và cần phải học hỏi từ cậu Lượm hồn nhiên kể chuyện:

“Cháu đi liên lạc 
Vui lắm chú à 
Ở đồn Mang Cá 
Thích hơn ở nhà”

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng,    vui ngoài nét mặt, dáng    điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào. Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

“ Cháu cười híp mí 
Má đỏ bồ quân”

 Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến. Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế Lượm ơi!…

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng. Và để tưởng nhớ người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần  nữa được hiện lên trong khổ cuối bài thơ.

Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh. 
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Bài thơ gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ ,đó là hình ảnh một cậu bé liên lạc còn rất nhỏ nhưng những hành động sự dũng cảm hi sinh không tiếc thân mình và cả sự đáng yêu hồn nhiên trong tâm hồn cậu sẽ còn là những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên được của người đọc đối với cậu bé Lượm

Mai Hoàng Thông
6 tháng 3 2016 lúc 20:13

nhanh thì tick nào

 

Nguyễn Thị Thu Trang
6 tháng 3 2016 lúc 20:17

tick

Mai Hoàng Thông
6 tháng 3 2016 lúc 20:18

chep tren mang ko tịk

 

 

Nguyễn Thị Thu Trang
6 tháng 3 2016 lúc 21:04

uk

 

Nguyễn Thị Thu Trang
6 tháng 3 2016 lúc 21:04

thế trả ai trả lời dc

 

Nguyễn Thị Thu Trang
6 tháng 3 2016 lúc 23:17

vẫn chép

Henry David
26 tháng 3 2016 lúc 9:25

ko biết hehehe

Nguyễn Văn Vinh
25 tháng 4 2016 lúc 19:14

thông

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
16 tháng 4 2017 lúc 15:11

Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã cho em một cảm nghĩ về thế hệ tuổi trẻ anh hùng của dân tộc từ khi dựng nước và giữ nước đến cuộc chiến đấu chống Pháp để bảo vệ đất nước từ những năm tháng đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.

Nếu như lịch sử chống giặc Ân thời Hùng Vương thuở xưa đã có hình ảnh chú bé làng Gióng ba tuổi, thì sau Cách mạng tháng tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ thân yêu, đã xuất hiện hình ảnh chú bé thật là hồn nhiên trong cái dáng dấp ngộ nghĩnh:

Chú bé loắt choẳt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Chú bé chắc ở lứa tuổi chúng em, nhưng sinh ra và lớn lên trong đói nghèo lam lũ nên nhỏ bé, gầy gò nhưng nhanh nhẹn, thông minh. Nhà thơ đã dùng những từ gợi cảm: bé loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh.

Mấy câu thơ trên tả cái vóc người nhỏ bé nhưng không cằn cỗi yếu đuối mà là một em bé mang nhiều niềm vui từ đầu đến chân. Chú vui gì vậy? Nhà thơ nói hộ:

Vui lắm chú

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà…

Một niềm vui to lớn mới có cái đầu “nghênh nghênh”, cái chân “thoăn thoắt”, mồm lại “huýt sáo vang” nữa. Còn bé ai chả huýt sáo, có khi chả ra bài gì, huýt cho vui mồm thế thôi. Nhưng chú bé này chắc là huýt sáo những bài hát mới của cách mạng. Bởi thế trông kìa cái chân của chú:

Như con chim chích 

Nhảy trên đường vàng…

Nhà thơ đã dùng hình ảnh con đường vàng gợi lên biết bao liên tưởng thú vị, đẹp đẽ. Đó là con đường rộng dài trải mãi đến chân trời, nắng dát vàng lấp lánh. Đó là con đường tượng trưng cho mơ ước và hy vọng. Lượm là một con chim nhỏ, nhảy nhót trên con đường ấy.

Lượm hồn nhiên vô tư là thế nhưng khi có mệnh lệnh chiến đấu khẩn cấp thì chú đã hành động với tinh thần của người lính dũng cảm.

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề: Thượng khẩn

Sự tái hiện hình ảnh của Lượm qua khổ thơ trên đã để lại cho người đọc một ấn tượng khó quên. Một chú bé thật sống động, đầy cảm mến với mọi người.

Những khi nghe tin Lượm đã hy sinh, tác giả đau khổ thốt lên:

Ra thế… Lượm ơi.

Câu thơ như gãy đôi tả nỗi lòng của nhà thơ và chúng ta hình dung thấy quân thù nhiều súng đạn, muốn làm cho chú khiếp sợ. Nhưng Lượm đã đi vào muôn vàn nguy hiếm ấy, không một chút chần chừ, ngần ngại. Không run sợ nên bước chân không phải bước hay bò, mà chú “vụt ra” nhanh lắm, gấp lắm, bởi trên lá thư trong tay chú là hai chữ “Thượng khẩn”. Phải hoàn thành nhiệm vụ của người liên lạc đối với trận đánh!

Nhưng Lượm đã hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Thôi rồi… Lượn ơi!

Người đọc như nghẹn lại. Viên đạn tàn ác của quân thù đã vĩnh viễn cướp mất cuộc sống đẹp đẽ giữa tuổi thiếu niên của Lượm.

Lượm nằm xuống giữa cánh đồng lúa mênh mông của quê hương.

Nhà thơ tưởng niệm về sự hy sinh của chú bé bàng những dòng thơ xao động sóng lúa đầy mùi hương thơm đưa hồn em bay lên giữa đồng quê hương ấy:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Hồn bay giữa đồng..

Những con người như thế mãi mãi còn với quê hương đảt nước, còn với sớm mai, chiều tà trang từng ngọn cỏ và còn thơm lừng lan tỏa ra một làn hương…

Kết thúc bài, tác giả trở lại lời thơ đau khổ đầu như để trả lời câu hỏi: “Lượm ơi, còn không" và như thế là hình ảnh Lượm vẫn còn đó với dáng điệu:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh…

Đúng thế! Lượm vẫn mãi hồn nhiên, tinh nghịch, vui tươi dũng cảm. Lượm vẫn sống mãi!

Đúng thế! Lượm vẫn mãi hồn nhiên, tinh nghịch, vui tươi dùng cảm. Lượm vẫn sống mãi!

Thế hệ Lượm đi trước chúng em hơn bốn mươi năm. Thế hệ ấy ngày nay là bác, là ông của chúng em. Riêng có Lượm thì chẳng già đi chút nào, với em, Lượm là bạn cùng lứa tuổi. Cảm ơn nhà thơ Tố Hữu đã giữ cho em một người bạn như thế! Và trên hết vẫn là hình ảnh chú bé có cái vóc dáng nhỏ bé vui nhộn, cái chân nhảy nhót, cái mồm huýt sáo, cái đầu nghênh nghênh “như con chim chích, nhảy trên đường vàng”. Bài thơ kết thúc nhưng trong lòng người đọc còn mái một hình ảnh chú bé liên lạc với bao cảm mến đầy bi tráng. 


Các câu hỏi tương tự
Đinh Thảo Duyên
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
Xem chi tiết
Bùi Hiền Thảo
Xem chi tiết
Huỳnh Yến Nhi
Xem chi tiết
tran bao ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Miyaki Vũ
Xem chi tiết
Bui Viet Hoang
Xem chi tiết
Bui Viet Hoang
Xem chi tiết