Một lần thành công em nhớ nhất đó chính là vào học kì 2 lớp 2, em đã đạt được giải 3 kì thi viết chữ đẹp cấp huyện, em cảm thấy rất tự hào về bản thân.
Một lần thành công em nhớ nhất đó chính là vào học kì 2 lớp 2, em đã đạt được giải 3 kì thi viết chữ đẹp cấp huyện, em cảm thấy rất tự hào về bản thân.
Em hãy khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo gợi ý sau:
Bước 1: Tự suy ngẫm về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, sau đó viết ra giấy.
Bước 2: Nhờ các bạn trong nhóm viết về điểm mạnh, điểm yếu của em
Bước 3: So sanh những suy ngẫm của em và đánh giá của các bạn vễ những điểm mạnh, điểm yếu của em.
Điểm mạnh | Cách phát huy | Điểm yếu | Cách khắc phục |
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu đó?
- Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
- Hiền đã khám phá bản thân bằng cách nào?
- Em còn biết cách nào để khám phá bản thân?
Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào dưới đây về cách khám phá bản thân? Vì sao?
1. Tham gia các hoạt động ở trường, lớp, nơi ở để khám phá khả năng của bản thân.
2. Tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bạn thân.
3. Chỉ cần lắng nghe nhận xét của bố mẹ về mình.
4. Hỏi người thân, bạn bè về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
5.Tự mình tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, không cần hỏi ý kiến của người khác.
Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
1. Biết mình học chưa tốt môn Tiếng Việt nên Tùng đã chăm chỉ đọc sách và nhờ cô giáo hướng dẫn. Vì vậy, bạn đã có nhiều tiến bộ.
2. Mỗi khi được người khác góp ý, Hoa thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm.
3. Nam cho rằng mình có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa.
4. Thu hát hay nhưng chưa bao giờ dám hát trước lớp
Chia sẻ cách em phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
Thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
Em sẽ khuyên bạn điều gì?
1. Minh luôn cho rằng, để học giỏi cần có năng khiếu nên mình có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được.
Minh suy nghĩ vậy có đúng không? Nếu là bạn của Minh, em sẽ nói điều gì với bạn?
2. Ngọc thích vẽ và vẽ rất đẹp. Bạn tự thấy mình không có năng khiếu âm nhạc nhưng vì bố mẹ thích nên Ngọc vẫn cố gắng học đàn.
Em có đồng tình với Ngọc không? Em sẽ khuyên ngọc điều gì?
Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
1. Sắp đến ngày 20 tháng 11, các bạn từ lớp 3A dự định biểu diễn tiết mục múa để chúc mừng thầy cô giáo. Mai rủ Hà cùng tham gia. Vốn nhút nhát, Hà đã từ chối vì cho rằng mình không biết múa. Mai đã thuyết phục Hà và cùng bạn đến nhờ cô giáo hướng dẫn. Cô khen động tác múa của Hà uyển chuyển, đẹp mắt. Vậy là, Hà đã vượt qua sự nhút nhát và thấy được khả năng của mình.
2. Hòa học giỏi, hát hay nhưng bạn lại nhỏ bé, gầy gò. Biết được điểm yếu đó, Hòa không tự ti, mặc cảm mà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất để cải thiện chiều cao và cân nặng của mình.
- Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao?
- Tại sao Hòa luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất?
- Theo em, vì sao cần phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?