Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Con người chúng ta, ai cũng có một quê hương. Tôi cũng vậy. Quê hương đã dạy tôi cách gọi "Mẹ" và chính mảnh đất yêu thương ấy cũng là mẹ tôi. Cùng với dòng thời gian đang trôi không ngừng nghỉ, quê hương tôi cũng đang có sự đổi mới vượt bậc.
Sau một thời gian xa cách, quê hương tôi đã thay đổi rất nhiều, nào từ con đường đất đỏ năm xưa: gồ ghề, lóc xóc giờ đây đã là đổng lúa thơm ngào ngạt như dòng sữa mẹ, một bên là con sông trong veo có thể soi rõ từng hạt cát, hạt phù sa dưới đáy. Con đường đi êm ả như đang đi trên lụa vậy. Xe cộ cứ đi bon bon mà chẳng còn sợ "ngã" như ngày xưa. Lúc nào về quê, tôi cũng rủ cái Tẩy đi ra ngoài vườn chơi. Nhà tôi có cái vườn rất đẹp và cái ao nông lắm, cá bơi tung tăng và có cây khế với bao nhiêu quả chín mọng. Tẩy là em tôi, nó sống ở đây nên thuộc như lòng bàn tay nơi này vậy. Tôi hớn hở ra chơi bờ ao. "Ôi! Cái ao đâu rồi?". Tôi gặng hỏi mãi mà Tẩy chỉ gãi đầu gãi tai. Tôi hỏi lại lần nữa, nó trả lời:
– Người ta đã mua nó xây khách sạn rồi!
Giờ đây tôi mới để ý một điều: Quê hương tôi mới có thêm nhiều khách sạn, chắc là ở quê tôi, ngành du lịch đã rất phát triển. Tôi cũng mừng thầm vì điểu đó nhưng… cái ao nông… với từng đàn cá bơi lượn ấy… là cả tuổi thơ tôi. Tôi cũng rất buồn…
Đi trên đường đến nhà cô bác chào hỏi tôi mới để ý: Trạm y tế xã đã mỡ cửa lại để tiêm phòng, chữa bệnh cho dân làng, cái tường “lởm chởm” được sơn lại, hàng ghế chờ bằng sắt đã hoen gỉ nay đã được thay bằng ghế nhựa cứng ngồi rất thoải mái. Ngôi trường trong làng đã xây thêm nhiều lớp học hơn, lớp nào cũng có quạt mát, đèn sáng, bàn ghế mới sạch, đẹp. Mọi thứ đều rất hiện đại. Tuy vậy các lễ hội dân gian vẫn diễn ra thường xuyên và có cả phát thanh viên tuyên truyền, loa đi khắp xóm thông báo về ngày hội: "Loa… loa… sắp có hội Gò, xin quý ông, quý bà và mọi người cùng đến tham dự..
Đó là sự thay đổi lớn về vật chất ở quê tôi.
Quê hương tôi không chỉ thay đổi về vật chất mà còn có thay đổi về cách giao tiếp, nếp sống. Các cô gái ăn mặc chẳng khác gì các cô ở thành phố, cũng quần bò cạp trễ, áo ba lỗ, áo ren,… Con trai con gái nhiều người nhuộm tóc, có anh để đầu đinh rất ngầu. Xe máy chạy vè vè khắp làng. Tết đến, trẻ con chạy lon ton đi mọi nhà nhận lì xì, mọi người vui vẻ qua nhà nhau chúc Tết. Tiếng chúc nào: "An khang thịnh vượng, phát tài, phát lộc…" vang lên khắp xóm. Không chỉ riêng Tết mà ngày nào cũng vậy. Chốc chốc cậu hàng xóm chạy sang:
– Bà ơi, cho cháu xin củ hành với ít lá chanh được không ạ?
Cậu cu nhỏ lớp hai lại thở hổn hển phóng qua:
– Bà ơi, cho cháu ãn cơm với bà nhé! Bố mẹ cháu ra đồng về muộn rồi.
Hầu như ngày nào mọi người hỏi thăm, nhờ cậy và đều được những người hàng xóm sẵn sàng giúp đỡ. Mỗi giờ tan học, tiếng trẻ con hát"… chào đón chúng em mau bước nhanh chân tới trường…" rồi tiếng bàn bạc:
– Tuấn ơi, tối nay mình sang nhà cậu học nhóm nhé?
– Ừ
Ai cũng vậy, quê tôi mọi người sống hoà thuận, yêu thương nhau, văn minh hơn trước kia.
Ngày xưa, hầu hết trẻ em không được đi học mà phải giúp cha mẹ làm ruộng kiếm vài đồng qua ngày. Giờ đây trẻ thơ được vui vẻ cắp sách tới trường. Sáng sáng, tiếng trẻ con tới trứòng tíu tít:
– Lan ơi đi học thôi!
– Hạnh à? Tớ ra ngay đây!
Bạn này đèo bạn kia trên chiếc xe đạp đi bon bon trên con đường bê tông. Bên trường học, tiếng hát của các em "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng…" rồi cả tiếng bi bô đánh vần của học sinh lớp một, tiếng đọc bảng cửu chương của cô cậu lớp hai… Thỉnh thoảng vài chú chim sà bên cửa sổ xanh như say mê ngắm các anh chị học trò đang say sưa nghe cô giáo giảng. Mặt ai cũng đăm chiêu suy nghĩ, quạt thổi vù vù mà trán cô cậu nào cũng mướt mát mồ hôi. Giờ ra chơi, các học sinh nhảy dây, đọc sách… toàn những trò chơi bổ ích, lành mạnh và lí thú. Nhiều trường đi học bán trú, từng suất ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tiếp cho học sinh năng lượng dồi dào để học buổi chiều. Ánh nắng chói chang chiếu vào lớp học sạch sẽ, không một mẩu giấy được các bạn giữ gìn. Nắng còn chiếu vào phòng tin học với toàn máy tính mới cho học sinh nâng cao hiểu biết về thông tin điện tử. Rồi nắng đi vào phòng thư viện, ngồi ghé đọc sách, nào là: Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi, Không gia đình của Héc-to Ma-lô, Những vì sao của An-phông-xơ Đô-đê,…, ánh sáng cứ như người dẫn đường cho chúng ta. Ngoài đồng, các bác nông dân nghe tiếng trẻ thơ ngoan ngoãn học hành thì chắc đỡ vất vả phần nào.
Nhiều khi tôi vẫn tự hỏi: "Sao quê hương tôi lại có thể đổi mới?". Và tôi đã tìm được câu trả lời cho mình. Nhờ có sự phát triển của kinh tế cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mà quê hương tôi phát triển. Nhưng chúng ta cũng không quên công sức của mọi người và tôi mong sao một ngày nào đó tôi sẽ cùng những người dân chăm chỉ nơi đây chung xây mảnh đất này và cùng làm cho đất nước giàu đẹp hơn, hiện đại hơn như Bác Hồ cũng như những người đi trước mong muốn.
Tôi từng sống với bà ngoại ở quê vì bố mẹ tôi đi làm ăn xa. Chỗ nhà tôi ở là vùng nông thôn yên bình, đường thì là đường đất chứ chưa được đổ nhựa nên có những lần tôi đi học trời mưa, đường trơn nên bị ngã mấy lần vừa bẩn quần áo lại vừa bị đau. Xung quanh nhà tôi chủ yếu là cây cối với đồng ruộng, mọi người sống bằng nghề nông nên cứ đến ngày mùa là quê tôi đông vui lắm. Tôi nhớ buổi tối cuối tuần, mấy nhà xung quanh nhà tôi đều tập trung sang nhà tôi xem phim vì hồi đó chỉ nhà tôi mới có ti vi. Mọi người dù vất vả nhưng luôn sống với nhau rất vui vẻ.
Đến khi tôi học lớp 4 thì tôi chuyển xuống Hà Nội ở cùng với bố mẹ. Mới đầu, tôi không quen không khí, cuộc sống ở đây. Ồn ào và tấp nập quá! Tôi thích sự yên bình hơn. Con người ở Hà Nội không dễ gần và dễ mến như ở trên quê tôi. Tôi ở đây ba tháng mà chưa một lần sang nhà hàng xóm chơi vì tôi cảm thấy e ngại. Mất gần một năm để tôi làm quen và thích nghi với cuộc sống nơi đây. Và đến Tết năm nay, tôi đã được bố mẹ đưa về quê thăm bà. Tôi vui lắm, vui vì được trở về với nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi. Sau gần hai năm trở về, tôi đã nhận ra nhiều sự thay đổi.
Con đường mà tôi thường đi học nay đã được đổ nhựa rồi không còn ướt và bẩn như ngày trước nữa, dù có mưa to thì các bạn cũng không lo bị trơn ngã nữa. Mọi người trên nhà tôi vẫn làm nghề nông, nhưng đã có một vài nhà có ti vi rồi. Buổi tối, mọi người ở nhà xem phim rồi đi ngủ sớm chứ không sang nhà nhau chơi nhiều nữa. Chỉ những ngày trời mưa to, không ra đồng làm được thì mọi người mới tập trung sang nhà ai đó rồi vừa uống nước chè, nói chuyện vui vẻ. Buổi tối trên nhà tôi không còn tối om như hai năm về trước, đầu ngõ đã có hai, ba bóng đèn soi đường để mọi người đi lại thuận tiện hơn.
Được trở về quê, các bác, các cô ai cũng hỏi thăm tôi về chuyện học hành có tốt không? Con người Hà Nội có dễ gần không? Tôi đã chia sẻ rất nhiều về cuộc sống của tôi với mọi người. Thực sự thì tôi vẫn thích cuộc sống ở đây, chắc tại tôi quen rồi. Vì tôi thích sự yên bình và thân thiện chứ không thích sự ồn ào. Đời sống của mọi người đã khá hơn rất nhiều rồi, các bạn học sinh đi học được đi xe đạp vì đường xá thuận lợi hơn. Cách nhà tôi vài nhà cũng có nhà bác Hòa bán thức ăn, thịt, rau và mọi thứ sẵn lắm. Mọi người sẽ không phải đạp xe 2km ra chợ để mua thức ăn nữa. Nhờ đó mà bữa ăn của mọi nhà đầy đủ hơn, đầm ấm hơn. Lần này về quê, trong tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi vui vì được gặp lại mọi người, được trở về với nơi tôi đã từng gắn bó. Tôi nhớ những ngày sống ở nơi đây, dù khó khăn, vất vả nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc.
Một sự thay đổi lớn ở quê tôi, đó là chiếc loa phát thanh của xã được đặt trên cây cột điện đầu làng. Buổi sáng, chiếc loa đánh thức và động viên tinh thần mọi người bằng một bản tin chào buổi sáng. Thông qua chiếc loa đó, mọi người được nghe những tin tức thời sự ở Việt Nam và ở tỉnh nhà. Nhờ đó, ai cũng có cảm giác yêu quê hương mình hơn và cần sống có trách nhiệm hơn. Chiếc loa phát thanh thực sự đã mang đến một không khí hoàn toàn mới cho con người nơi đây. Nó thể hiện sự văn minh trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội.
Tuổi thơ của mỗi người đều có những kỷ niệm, gắn bó với một nơi nào đó. Cuộc sống của tôi cũng vậy, cách đây hai năm và bây giờ tôi đã ở hai nơi khác nhau về cả địa danh và về mọi thứ. Tuy vậy, tôi vẫn luôn trân trọng nơi trước đây tôi từng sống và gắn bó, bởi ở đó tôi được sống với những con người thân thiện, cởi mở và dễ mến. Mong rằng, lần sau tôi trở về, quê tôi sẽ có nhiều sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn và mọi người nơi đây sẽ luôn chào đón tôi.
Nơi em ở hiện nay là thị xã Châu Đốc, nằm cạnh bên dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng.Trước đây, Châu Đốc vốn là một thị xã gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân chủ yếu là buôn bán nhỏ, làm ruộng, chăn nuôi…Nhưng giờ đây Châu Đốc quê em đã có nhiều đổi mới.
Trước kia, đường xá Châu Đốc thường nhỏ hẹp, thường xảy ra tai nạn giao thông, đến mùa lũ đường xá bị ngập nước, việc đi lại rất khó khăn. Bây giờ, các con đường đã được mở rộng, nâng cao và tráng nhựa, các ngã tư đường đều có lắp đặt đèn báo hiệu giao thông. Về sản xuất, trước đây người dân chỉ làm lúa hai vụ trong năm do nước lũ tràn về. Giờ đây, chính quyền địa phương quan tâm đến việc đắp đê ngăn lũ nên nông dân trồng được ba vụ lúa trong năm. Nhờ vậy, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao, không những đảm bảo cung cấp lương thực cho nhân dân mà còn xuất khẩu gạo ra nước ngoài.
Về chăn nuôi, nổi bật nhất là nuôi cá bè, nào là cá tra, cá ba-sa, cá điêu hồng…ngoài việc làm nguồn thực phẩm, cá còn làm khô và chế biến thực phẩm xuất khẩu. Thị xã Châu Đốc thay đổi lớn nhất là phát triển du lịch và giáo dục. Hằng năm, lễ hội chùa Bà Chúa Xứ núi Sam đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Bên cạnh đó, giáo dục cũng không ngừng phát triển, nhiều trường học được xây dựng khang trang và người dân rất quan tâm đến việc học tập của con em. Vì vậy, so với những năm trước đây các bạn học sinh đến trường nhiều hơn, không còn tình trạng thất học.
Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục nên đời sống của người dân quê em ngày càng ấm no, hạnh phúc. Em nhủ lòng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để sau này góp phần xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.