Tượng Nhân sư là bức tượng lớn và lâu đời nhất thế giới, nhưng những thông tin cơ bản về nó như thời điểm và người xây dựng vẫn đang bị tranh cãi. Những câu hỏi này đã dẫn tới quan niệm phổ biến về "Câu đố của Nhân sư," ám chỉ huyền thoại Hy Lạp về Bí ẩn Nhân sư.
Tên mà người xây dựng nên bức tượng dùng để gọi nó không được biết đến, bởi tượng Nhân sư không hề xuất hiện trong bất kỳ văn tự nào từ thời kỳ Cựu vương quốc. Trong thời kỳ Tân vương quốc, tượng Nhân sư được gọi là Hor-em-akhet (tiếng Anh: Horus trên Đường chân trời; Hellenized: Harmachis), pharaoh Thutmose IV (1401-1391 hoặc 1397-1388 trước công nguyên)cũng gọi bức tượng như vậy trong Tấm bia Giấc mơ của mình.
Tên thường gọi Nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2000 năm sau thời điểm xây dựng do những điểm tương đồng với con thú trong thần thoại Hy Lạp có thân sư tử, đầu người phụ nữ và cánh đại bàng (mặc dù tượng Nhân sư có đầu người đàn ông và không có cánh giống như những con Nhân sư Ai Cập khác). Từ tiếng Anh sphinx bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Σφίγξ (chuyển ngữ: sphinx), dường như từ động từ σφίγγω (chuyển ngữ: sphingo / tiếng Anh: bóp chặt), dựa trên truyền thuyết rằng con nhân sư Hy Lạp đã bóp cổ bất kỳ ai không trả lời được câu đố của nó. Từ tiếng Anh sphincter cũng có chung nguồn gốc.
Cũng có thể tên gọi này có nguồn gốc từ việc phát âm sai từ tiếng Ai Cập cổ Ssp-anx, tên gọi dành cho hoàng gia ở Vương triều thứ tư(2575-2467 trước công nguyên trở đi) cũng như cho tượng Nhân sư trong thời kì Tân vương quốc (1570-1070 trước công nguyên), mặc dù về mặt phát âm hai từ này không hề giống nhau.
Các nhà văn Ả Rập thời trung cổ, bao gồm al-Maqrīzī, gọi tượng Nhân sư là balhib và bilhaw, cho thấy ảnh hưởng của tiếng Copt. Ngày nay, tên tiếng Ả Rập của bức tượng là أبو الهول (Abū al Hūl, tiếng Anh: The Terrifying One).
Một số những nhà Ai Cập học và khảo cổ học đầu tiên cho rằng tượng Nhân sư và các công trình xung quanh nó có từ trước thời điểm xây dựng được công nhận (Triều đại của Khafre hay Khephren, 2520-2492 trước công nguyên).
Năm 1857, Auguste Mariette, người sáng lập Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã khai quật được những tấm bia có niên đại ước tính khoảng năm 678-525 trước công nguyên ở Vương triều thứ 26 kể về việc Khufu tìm thấy tượng Nhân sư đang bị cát chôn vùi. Mặc dù các tấm bia chứa một vài bằng xác thực, đoạn văn này bị xem là kết quả của việc viết lại lịch sử trong thời kỳ Hậu nguyên.
Gaston Maspero, nhà Ai Cập học người Pháp và là giám đốc thứ hai của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã thực hiện một cuộc khảo sát về tượng Nhân sư vào năm 1886 và kết luận:
"Tấm bia tượng Nhân sư cho thấy, ở dòng 13, hình ô van chứa tên của Khephren. Tôi tin điều này chỉ ra rằng một cuộc khai quật đã được vị hoàng tử đó thực hiện, nghĩa là tượng Nhân sư đã bị chôn vùi trong cát ở thời đại của Khafre và các vị vua tiền nhiệm [ví dụ như Vương triều IV, 2575-2467 trước công nguyên]."
Năm 1904, nhà Ai Cập học người Anh E. A. Wallis Budge viết trong tác phẩm The Gods of the Egyptians:
"Vật vĩ đại này [tượng Nhân sư] đã tồn tại từ thời của Khafre, hay Khephren,và rất có thể nó còn lâu đời hơn cả Triều đại của ông, từ thời xa xưa [2686 trước công nguyên].
Tượng Nhân sư là bức tượng lớn và lâu đời nhất thế giới, nhưng những thông tin cơ bản về nó như thời điểm và người xây dựng vẫn đang bị tranh cãi. Những câu hỏi này đã dẫn tới quan niệm phổ biến về "Câu đố của Nhân sư," ám chỉ huyền thoại Hy Lạp về Bí ẩn Nhân sư.
Tên mà người xây dựng nên bức tượng dùng để gọi nó không được biết đến, bởi tượng Nhân sư không hề xuất hiện trong bất kỳ văn tự nào từ thời kỳ Cựu vương quốc. Trong thời kỳ Tân vương quốc, tượng Nhân sư được gọi là Hor-em-akhet (tiếng Anh: Horus trên Đường chân trời; Hellenized:Harmachis), pharaoh Thutmose IV (1401-1391 hoặc 1397-1388 trước công nguyên)cũng gọi bức tượng như vậy trong Tấm bia Giấc mơ của mình.
Tên thường gọi Nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2000 năm sau thời điểm xây dựng do những điểm tương đồng với con thú trong thần thoại Hy Lạp có thân sư tử, đầu người phụ nữ và cánh đại bàng (mặc dù tượng Nhân sư có đầu người đàn ông và không có cánh giống như những con Nhân sư Ai Cập khác). Từ tiếng Anh sphinx bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Σφίγξ (chuyển ngữ: sphinx), dường như từ động từ σφίγγω (chuyển ngữ: sphingo / tiếng Anh: bóp chặt), dựa trên truyền thuyết rằng con nhân sư Hy Lạp đã bóp cổ bất kỳ ai không trả lời được câu đố của nó. Từ tiếng Anhsphincter cũng có chung nguồn gốc.
Các nhà văn Ả Rập thời trung cổ, bao gồm al-Maqrīzī, gọi tượng Nhân sư làbalhib và bilhaw, cho thấy ảnh hưởng của tiếng Copt. Ngày nay, tên tiếng Ả Rập của bức tượng là أبو الهول (Abū al Hūl, tiếng Anh: The Terrifying One).
Một số những nhà Ai Cập học và khảo cổ học đầu tiên cho rằng tượng Nhân sư và các công trình xung quanh nó có từ trước thời điểm xây dựng được công nhận (Triều đại của Khafre hay Khephren, 2520-2492 trước công nguyên).
Năm 1857, Auguste Mariette, người sáng lập Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã khai quật được những tấm bia có niên đại ước tính khoảng năm 678-525 trước công nguyên ở Vương triều thứ 26 kể về việc Khufu tìm thấy tượng Nhân sư đang bị cát chôn vùi. Mặc dù các tấm bia chứa một vài bằng xác thực, đoạn văn này bị xem là kết quả của việc viết lại lịch sử trong thời kỳ Hậu nguyên.
Gaston Maspero, nhà Ai Cập học người Pháp và là giám đốc thứ hai của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã thực hiện một cuộc khảo sát về tượng Nhân sư vào năm 1886 và kết luận:
"Tấm bia tượng Nhân sư cho thấy, ở dòng 13, hình ô van chứa tên của Khephren. Tôi tin điều này chỉ ra rằng một cuộc khai quật đã được vị hoàng tử đó thực hiện, nghĩa là tượng Nhân sư đã bị chôn vùi trong cát ở thời đại của Khafre và các vị vua tiền nhiệm [ví dụ như Vương triều IV, 2575-2467 trước công nguyên]."
Năm 1904, nhà Ai Cập học người Anh E. A. Wallis Budge viết trong tác phẩmThe Gods of the Egyptians:
"Vật vĩ đại này [tượng Nhân sư] đã tồn tại từ thời của Khafre, hay Khephren,và rất có thể nó còn lâu đời hơn cả Triều đại của ông, từ thời xa xưa [2686 trước công nguyên].