Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
a) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
b)Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, dổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.
Bạn nào biết giúp mình với!!! Mình đang cần gấp
a) Kiểu nhân hóa: trò chuyện xưng hô với vật (núi) như đối với con người (núi ơi).
Tác dụng: Coi vật như người bạn thân thích để bày tỏ tình cảm thẳm kín trong lòng.
b) Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đế chỉ hoạt động tính châ't của vật.
Tác dụng: tạo ra sự sinh động của cuộc sống loài vật; giúp người đọc cảm thấy gần gũi và hình dung rõ ràng hơn.