Câu 1:
- Đới nóng (nhiệt đới): + Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. - Ôn đới (đới ôn hòa): + Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt. + Lượng nhiệt: trung bình. + Lượng mưa: 500-1000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới. - Hàn đới (Đới lạnh) + Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn. + Lượng nhiệt: lạnh quanh năm. + Lượng mưa: dưới 500mm. + Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.Câu 2:
Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất :
- Càng lên vĩ độ càng cao nhiệt độ càng giảm do góc nhập xạ giảm.
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn do:
+ Góc nhập xạ giảm
+ Vùng vĩ độ cao có góc nhập xạ thay đổi theo mùa lớn.
a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.