Bài 4: Lễ độ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sei Inou

em hiểu thế nào là tiên học lễ, hậu học văn

Lưu Hạ Vy
3 tháng 10 2016 lúc 21:04

 Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. 
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”. 
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt. 
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn. 
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc. 
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 10 2016 lúc 12:58

Tiên học lễ , hậu ọc văn có nghĩa là vào trường thì phải học nề nếp, lễ độ sau đó ta mới học đến học văn hóa,vừa trau dồi kiến thức về học tập văn hóa vừa lễ độ hơn.

Bảo Châu
8 tháng 10 2016 lúc 8:17

tien hok le hau hok van co the hieu la: 

- Neu chung ta co kien thuc ma ko hieu biet ve dao duc lm nguoi se chang bao jo co the thanh nguoi se chang bao jo dc nguoi khac ton trong cho du co tai gioi den dau cx chi la mot con nguoi that bai chang lm len dc gi

- Ma neu chung ta ko gioi ve kien thuc ma lai co dao duc lm nguoi thi chung ta van co the thanh cong trong cuoc song va co the tao dung dc niem tin voi nguoi xung quanh

chuc bn hok tothihi

Như Nguyễn
8 tháng 10 2016 lúc 11:40

Theo mình thì như thế này :

Tiên là trước 

Lễ là lễ độ

Đầu tiên , chúng ta phải học lễ độ đã

Hậu là sau

Văn là văn hóa

Sau khi học lễ độ ta mới học văn hóa 

Vậy ý của câu tiên học lễ , hậu học văn :

Đầu tiên ta hãy học lễ độ rồi mới học văn hóa

Chúc bạn học tốt ! banhqua

Nguyễn Thế Huân
24 tháng 4 2017 lúc 21:06

Theo mk thì

• tiên là trước

•lễ là lễ nghĩa, lễ nghi, lễ phép, học cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp với con người Á Đông

•hậu là sau

•văn là văn hóa, kiến thức cơ bản làm nền tảng cho mọi học vấn khác

Vậy thôi!!!

Chúc bạn thi tốt nha (○゚ε゚○)

Nguyen Vu Phuong Anh
4 tháng 10 2020 lúc 21:09

Tien Hoc Le:

Tien Chinh La Dau Tien,La Truoc Het

Le Chinh La Le Nghi,Le Phep

Y Nghia Cua Ve Thu Nhat La Muon Khuyen Ran Chung Ta Dieu Truoc Tien La Phai Hoc Tap Va Trau Doi Le Nghia,Cach Ung Xu Doi Voi Nguoi Khac Lam Sao Cho Dung Muc,Cho Duoc Long Moi Nguoi Trong Xa Hoi

Hau Hoc Van:

Hau Chinh La Sau

Van Chinh La Cac Mon Hoc Van Hoa,Cac Kien Thuc Tu Ben Ngoai Xa Hoi.

Y Nghia Chinh Cua Ve Thu Hai La Sau Khi Da Hoc Duoc Le Phep Thi Hay Bat Dau Hoc Cac Kien Thuc Van Hoa,Trau Doi Va Ren luyen Kien Thuc Cua Minh Khi Da Biet Cach Ung Xu Voi Nhunh Nguoi Xung Quanh.

=>Nhu Vay Y Nghia Cua Ca Cau Noi Se La Khuyen Chung Ta Nen Hoc Cach Ung Xu,Doi Nhan Xu The Voi Nguoi Khac Truoc;Roi Sau Do Moi Ban Den Van De Hoc Hoi Nhung Kien Thuc Van Hoa

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
FAIRY TAIL
Xem chi tiết
laxusdreyar
Xem chi tiết
Thành Long
Xem chi tiết
Lương Nữ Thiên Trúc
Xem chi tiết
bùi thùy duơng
Xem chi tiết
Quang Tan Do
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết