em hiểu thế nào là học lệch và học đối phó? những cách học ấy có tác hại như thế nào
# Học lệch : có nghĩa như là những môn được quy định trong nhà trường thì chỉ học một môn giỏi , còn các môn khác thì bỏ bê hoặc xem nó là phụ
# Học đối phó : có nghĩa như học chỉ lấy điểm , lấy thành tích chứ không học để lấy kiến thức
# Tác hại :- học giỏi mà không có kĩ năng sống , thiếu cân bằng tư duy
- học đối phó làm chúng ta không tiến bộ , học thuộc lòng chứ không phải hiểu đúng bản chất của sự vật , sự việc mình đang học , tạo ra những kết quả phản ánh không đúng bản chất của học sinh
1/ Giải thích học đối phó là gì?
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
- Chép sách khi thầy cô giao bài tập
- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".
- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...
3/ Tác hại của việc học đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...
- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.
- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
- Đó chính là lối học gạo, học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Tệ hại hơn là việc học qua loa, khi những kiến thức được cung cấp trên nhà trường chỉ được học một cách đại khái, không có mục đích, mục tiêu rõ ràng ...
- Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường...