Từ lâu phượng đã trở thành người bạn đồng hành, gắn bó với bao thế hệ học trò. Nhưng tôi lại không thích phượng cho lắm. Phượng đỏ thắm những chỉ rực một thời; phượng cũng buồn vì phượng đến phải chia tay… Nhưng bàng thì khác. Bàng luôn lặng lẽ, âm thầm gắn bó, bên cạnh ta. Và tuổi thơ tôi trọn vẹn, một phần cũng bởi có cây bàng.
Cây bàng lúc nào cũng cao lớn và già nua như thế. Tôi vẫn luôn tin rằng: khi bác bàng sinh ra đã lớn như vậy rồi, và chỉ ngày một lớn thêm thôi. Vì khi tôi còn nhỏ đã cao lớn thế rồi. Bàng xuất hiện trong cả những câu chuyện ngoại tôi nghe kể và giờ kể lại tôi nghe. Và thế, bàng trở thành hình ảnh của những gì cổ kính, những điều xa xưa, mang bóng dáng của mảnh đất, của quê hương này.
Người ta đi đâu xa trở về quê hương cứ thấy từ xa ngọn bàng biết, là thấy quê hương rồi. Cây bàng cao, cao lắm, tưởng như có thể chọc đến cả tận trời luôn. Những chiếc lá, ngọn cây tươi xanh, mơn mởn luôn được đặc cách, ưu tiên ở nơi cao nhất, được gặp chị gió, mây và nắng nữa. Rồi lá cây cứ chen chúc nhau, che chở nhau tạo thành tầng tầng lớp lớp, một chiếc mũ xanh che mưa, che nắng cho cả một vùng.
Nhìn ở bên ngoài, cây bàng có vẻ là một người khổng lồ to lớn và hung dữ. Cây bàng khoác cho mình chiếc áo màu nâu sẫm xù xì, gồ ghề. Những chiếc rễ to lớn không chịu nằm yên dưới lòng đất mà cứ trồi lên mặt đất, ngoằn ngoèo, lổm nhổm như những con rắn hổ mang. Thân cây, và ở những tán cây thấp còn thường là nơi ẩn nấp lí tưởng của những con sâu.
Nhưng thực ra bác bàng lại rất thân thiện và đáng yêu. Chiếc áo xù xì ấy chính là lá chắn để bác bảo vệ cơ thể, những mạch máu của mình. Càng nhiều vết gồ ghề là bác phải chịu càng nhiều sự tấn công của thiên nhiên và thời gian ngoài này, Những chiếc rễ trồi lên mặt đất cũng chỉ là muốn hít thở không trí trong lành và sự thoáng mát ngoài đây thôi. Và thế là lũ trẻ chúng tôi lại có được những chiếc ghế rất vững chắc mồi khi ngồi chơi dưới tán cây bàng. Một chiếc ghế, dựa vào thân cây và ngủ trưa dưới tán ô mát mẻ thì còn gì tuyệt vời hơn nữa? Còn lũ sâu kia chính là quà của bác bàng cho bầy chim ở tầng trên, là thứ để đám trẻ chúng tôi đùa nghịch và bắt chim. Bác bàng rất cao nhưng có những cành lá xum xuê, cành ở thấp như những bậc thang để chúng tôi trèo lên. Leo lên thân cây, mỗi tầng cây là những thế giới và cảm giác khác nhau, như ở một thế giới khác. Ở đó, những gia đình chim các loài đang sống cuộc sống của mình.
Với những đứa trẻ nông thôn chúng tôi, mọi trò nghịch ngợm và chơi đùa đều diễn ra ở đây. Là những buổi trưa nắng gắt trốn ngủ trưa, cùng nhau tụ tập ở gốc cây, trốn tìm, bắn bi, phá tổ chim, và rồi lại ngủ quên mất bên gốc cây. Gió khẽ tạt qua tán cây ru chúng tôi vào giấc ngủ. Lá bàng to, rộng để chúng tôi làm thành những chiếc quạt giống thành Bờm và những món ăn khoái khẩu từ quả bàng đập ra.
Mùa thu, bàng thay áo. Mùa đông, bàng hoàn toàn trơ trụi. Chúng tôi vẫn lo bàng sẽ lạnh nhưng đó lại là một mạch ngầm đầy nhiệt huyết và sức sống đang chảy trong mỗi cành, mỗi ngọn ấy. Và đó lại là nơi chứng kiến những cảnh sinh hoạt của người dân, để rồi đi vào lời ăn tiếng nói quen thuộc: “Cây đa, giếng nước, sân đình.”
Cây đa ngày càng cao lớn, mang theo những kỉ niệm tuổi thơ của tuổi thơ, cái giản dị, chất phác và cuộc sống của con người chân quê. Để rồi sau này đi xa, mong ước chỉ là từ xa vui mừng nhìn thấy ngọn cây kia vẫn còn xanh.
Suốt năm năm cắp sách đến trường, mọi thứ về nơi đây đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em. Trong số đó, hình ảnh cây bàng bên cạnh lớp có lẽ là quen thuộc hơn cả.
Cây bàng này được trồng cách đây khá lâu rồi, em chỉ biết rằng khi em vẫn còn là một học sinh mẫu giáo đi ngang qua đây, cây đã đứng đó sừng sững tựa như một minh chứng thời gian. Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh không khổng lồ tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.
Những cành bàng vươn ra tứ phía như những cánh tay và trên đó là vô số những chiếc lá bàng màu xanh thẫm. Thân cây khoác lên mình một bộ áo màu nâm sẫm sần sùi với rất nhiều những chiếc hốc nhỏ mà bọn em vẫn quen gọi là mắt bàng. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi trên mặt đất như những chú rắn hổ mang đang bò trườn vậy! Ngồi bên cạnh cửa sổ có thể nhìn được rất rõ cây bàng.
Mùa xuân, trên những cành cây bắt đầu nảy ra những mầm non be bé màu xanh tràn trề sức sống. Những mầm non ấy đung đưa trong gió trông như những bàn tay bé bé xinh xinh dang vẫy chào chúng em.
Hè về những mầm non ngày nào giờ đã trở thành những chiếc lá màu xanh đẹp đẽ, thấp thoáng trên vòm cây xanh là một số trái bàng. Giờ ra chơi đến, tụi học sinh lại ngồi dưới gốc cây để tránh nóng đồng thời tranh thủ thời gian ra chơi để ôn bài hay kể cho nhau nghe những câu chuyện cười.
Thu đến, là bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ cam tuyệt đẹp. Một cơn gió heo may thổi qua, vô số những lá bàng cũng theo gió mà rơi xuống, tạo nên tiếng "sột...soạt" quen thuộc. Những trái bàng đã bắt đầu chín, đánh thức vị giác của tụi học sinh chúng em. Chúng em lại tranh nhau nếm thử những trái bàng chín, cảm nhận vị bùi bùi, chua chua của quả bàng lan dần trên đầu lưỡi mới thích thú làm sao.
Đông về, cây bàng chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, gầy guộc. Vậy nhưng bên trong thân cây khô đó là cuồn cuộn những dòng nhựa sống chỉ chờ mùa xuân về là bật ra những chồi non xanh tươi tràn đầy sức sống.
Em yêu cây bàng này nhều lắm. Dù sau này có đi đâu, làm gì em cũng sẽ luôn nhớ về hình ảnh cây bàng cũng như nhớ về thời học sinh ngây ngô tràn ngập niềm vui này