Em hãy chuyển thể đoạn trích bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường còn lưu truyền trong nhân dân và đoạn trích trên thơ đề trên bia kí ở đền thờ Mai Hắc Đế thành hai đoạn văn xuôi:
a) "Nhớ khi nội thuộc Đường triều,
Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá,
Ngựa hồng trần kể đã héo hon..."
b) "Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công
Cống vải từ nay Đường phải dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung."
a)
Nhớ đến khi lúc nước ta bị nhà Đường đô hộ. Nằm trong những kế hoạch thâm độc của chúng là những chính sách bọc lột tàn bạo, bắt nhân dân ta phải nộp thuế, cống nạp những sản vật quý hiếm. Trong đó là phải vất vả đi từ tận Hoan Châu sang đến tận Trung Quốc. Đến khi chỉ là một người dân phu đói khát dựt một quả vải ăn cho đỡ khát thì chuyện nhỏ đó đã làm nên chuyện lớn làm nên một cuộc khởi nghĩa đầy ưu thế, tâm huyết của người lãnh đạo, chỉ huy.
b) Sau cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế đã giành thắng lợi, Lý Đường giờ đã phục hẳn. Đồng thời, những thứ thuế, chính sách bọc lột tàn bạo đã bị bãi bỏ. Đặc biệt là từ nay nước ta ko phải cống nạp vải sang Trung Quốc nữa. Nên nhân dân ta không phải vất vả, chịu khổ mà được ấm no, hạnh phúc.
a) Dưới ách đô hộ của nhà Đường, đời sống nhân dân ta vô cùng khổ cực. Nhân dân ta phải nộp nhiều loại thuế, đã vậy còn phải tìm sản vật quý hiếm để cống nộp cho chúng. Hàng năm đến vụ mùa, nhân dân phải thay nhau gánh quả vải sang cống nộp cho nhà Đường.
b) Trước tình cảnh đất nước loạn lạc, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mô binh đánh giặc. Thanh thế của ông vang khắp nơi được nhân dân cả nước hưởng ứng. Nghĩa quân chiếm được nhiều thành quan trọng, Mai Thúc Loan lên ngôi lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Nhân dân không phải cống vải cho nhà Đường nữa.