Cổ Loa ngày xưa là kinh đô nhà nước Âu lạc. Tới thế kỉ 10 sau Công nguyên thì thành Cổ Loa thuộc của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền
Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa được đắp bằng đất, rất vững chãi. Xung quanh có nhiều sông nhỏ, rất khó để đi vào!
Cổ Loa ngày xưa là kinh đô nhà nước Âu lạc. Tới thế kỉ 10 sau Công nguyên thì thành Cổ Loa thuộc của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền. Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa được đắp bằng đất, rất vững chãi. Xung quanh có nhiều sông nhỏ, rất khó để đi vào
Khu di tích Cổ Loa rộng 500ha, nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ khu vực trung tâm Hà Nội, bạn đi qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống rồi đi theo quốc lộ 3 thêm 15km nữa là đến di tích thành Cổ Loa. Bạn cũng có thể bắt tuyến xe buýt 46 hoặc 15 nếu không có điều kiện đi xe máy.
Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất, quy mô và có cấu trúc lớn nhất trong số thành cổ ở nước ta. Theo dân gian truyền lại, Cổ Loa có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, nhưng do chiến tranh và sự phá huỷ của thời gian, Cổ Loa hiện tại chỉ còn 3 vòng thành. Cổ Loa là một khu du lịch nổi tiếng với những công trình độc đáo như giếng Ngọc, đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, am Mị Châu…
Thành Cổ Loa được chia làm 3 khu: thành Trong, thành Trung và thành Ngoại.Thành Trong được xem là chỗ ở cũng là nơi đặt đền thờ của vua An Dương Vương, phía trước là một hồ nước lớn có giếng Ngọc ở bên trong. Theo truyền thuyết, Trọng Thuỷ đã tự vẫn tại đây. Trong đền còn rất nhiều di vật chỉ mới được đúc từ sau thế kỉ XVII như tượng An Dương Vương, chạm khắc rồng, ngựa và nhiều di vật khác…
Qua cổng thành Trong là đình Cổ Loa. Đình Cổ Loa mới chỉ dựng lại ở thế kỉ XVIII ở nơi được cho rằng là nơi vua thượng triều. Ngôi đình rất cổ xưa nhưng vẫn giữ được vẻ uy nghiêm bề thế của hoàng gia. Nơi đây trưng bày nhiều di tích lịch sử quý báu như tượng An Dương Vương và mũi tên bằng đồng nổi tiếng.
Bên trái đình Cổ Loa là âm Mị Châu. Âm có quy mô khá nhỏ và nép mình dưới gốc đa lớn ngàn năm. Những người xây dựng âm đã dựng tượng đá Mị Châu trong một căn phòng nhỏ.
Cách không xa đền thờ An Dương Vương là đền thờ Cao Lỗ. Hẳn không nhiều người biết đến cái tên này, nhưng Cao Lỗ là một nhân vật quan trọng trong lịch sử. Ông là một vị tướng tài dưới trướng An Dương Vương, người sáng tạo ra nỏ liên châu bắn nhiều mũi tên cùng lúc. Ông cũng là người chỉ huy xây dựng Cổ Loa lịch sử.
Đi qua thành Trung và thành Ngoại, bạn sẽ còn phát hiện ra nhiều cửa trấn và miếu thờ, các di chỉ khảo cổ đã có mặt lâu đời và rất đáng giá. Mỗi một di vật đều tái hiện lại cuộc sống người dân trong lịch sử và nét văn hoá của người Việt lúc đó.
Nếu có cơ hội, bạn hãy đến thăm Cổ Loa vào mùng 6 tháng giêng hằng năm. Đây là thời điểm người dân tổ chức lễ hội tưởng nhớ tới vua An Dương Vương đã có công dựng nước.
Thành Cổ Loa đã chứng kiến từng trang sử của nước ta, những cuộc xâm lăng của kẻ thù, những cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đây không những là nơi để tham quan, mà còn là nơi để tưởng nhớ về những anh hùng của dân tộc.