Ôn tập học kì II

Pham Thi Linh

Dưới đây là một số câu hỏi khá thú vị mà 1 bạn gửi cho cô. Chúng ta cùng giúp bạn trả lời nào!

1)Bạn Nam cầm quả táo trên tay,chỉ vào bộ phận của quả táo và nói:”Đây là loại quả thịt. Lúc nó chín phần thịt quả rất dày ở phía ngoài sẽ trở nên mềm. Đây là phần chứa chất dinh dưỡng để nuôi hạt. Ghét nhất cái hạt này, vừa to vừa cứng, tại sao thiên nhiên không loại bỏ hạt đi nhỉ. Ước gì tất cả các giống táo đều không có hạt. Theo em, bạn suy nghĩ đúng hay sai, vì sao ?

2) Mẹ Nam đi chợ về mua một ít lạc ( đậu phộng ). Mẹ bảo Nam bóc cho mẹ mấy củ lạc này để mẹ rang làm thức ăn. Nam bảo mẹ:” Mẹ ơi, đây không phải củ mà là quả lạc”. Nghe thế, mẹ Nam bảo:” Sao con lại gọi là quả lạc? Hãy giải thích cho mẹ xem nào ?”. Em giúp Nam nhé?

3) Quả dưa hấu là quả mọng. Nó có phần thịt rất dày và ngọt. Hạt của chúng có vỏ cứng và dày. Theo em hạt của chúng tự phát tán, phát tán nhờ gió hay phát tán nhờ động vật? Vì sao em khẳng định như vậy? Cấu tạo của quả và hạt có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với cách phát tán đó?

4) Bưởi là loại cây to, vỏ thân có màu vàng nhạt, những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy ngựa. Cây thân gỗ, hoa thuộc loại hoa kép, mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tuỳ theo giống. Bưởi thuộc nhóm thực vật hạt kín. Theo em lí do nào bưởi được xếp như vậy?

Nguyễn Duy Khang
24 tháng 4 2018 lúc 13:41

4.

Lí do: Vì bưởi là thực vật có hoa, có đầy đủ các cơ quan, có hạt nằm trong quả được bao bọc và bảo vệ \(\Rightarrow\) bưởi là thực vật thuộc ngành hạt kín.

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
24 tháng 4 2018 lúc 13:45

3.

Hạt dưa hấu phát tán nhờ động vật. Vì các quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có đặc điểm: vỏ hạt cứng, dày; quả thơm, thịt vỏ cứng. Hạt dưa hấu thì cứng và dày \(\Rightarrow\) hạt dưa hấu phát tán nhờ động vật.

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
24 tháng 4 2018 lúc 13:34

2.

Vì: Gọi củ vì rễ cây đó biến thành củ như: cà rốt, sắn,.... Lạc không phải do rễ biến thành củ \(\Rightarrow\) phải gọi lạc bằng quả lạc.

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
24 tháng 4 2018 lúc 13:49

1.

Nếu không có hạt thì giống táo sẽ không còn vì hạt có chức năng duy trì và phát triển nòi giống \(\Rightarrow\) nếu không có hạt thì giống táo sẽ bị giảm đi, có thể là bị tuyệt chủng.

CHỈ THEO Ý NGHĨ CỦA EM THÔI.

Bình luận (0)
Trần Tuyết Như
25 tháng 4 2018 lúc 15:49

3.

Phát tán nhờ ĐV.

4.

Có hạt nằm trong quả

Bình luận (0)
Nguyễn Đàm Hưng
18 tháng 2 2020 lúc 23:14

2,

Theo em, mẹ Nam sai, Bởi vì sở dĩ, lạc thực chất là quả, chứ không phải là củ. Có nghĩa, tên của nó phải là "quả lạc" mới đúng chuẩn.

Củ có thể là rễ củ (như khoai lang), đôi khi đến từ thân (gọi là thân củ - như củ su hào), hoặc củ kiểu khoai tây (do thân bò lan ra, có đoạn phình to). Còn quả thì do hoa thụ phấn rồi phát triển thành. Và lạc là sản phẩm của quá trình tạo quả, nên tên gọi đúng của nó phải là quả lạc. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là vì cách mọc quả của lạc có phần quái dị.

Hoa lạc (thường có màu vàng) vốn mọc ở phần thân khá thấp. Sau khi thụ phấn, hoa phát triển thành một ống thân dài, phát triển hướng xuống đất. Phía đầu của ống thân ấy là các củ (quả) lạc, sẽ xuyên thẳng xuống đất rồi giấu mình dưới đó để phát triển. Và bởi dân gian có thói quen gọi bất kỳ thứ gì moi được dưới đất lên là củ, lạc mới "chết" với tên "củ" như vậy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Duy
Xem chi tiết
Lãnh Hoàng Hà Vân
Xem chi tiết
Quan701
Xem chi tiết
Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Sỹ Nam Trần
Xem chi tiết
Conan hay Swort art onli...
Xem chi tiết
Thảo Vi
Xem chi tiết
divyanka tripathi
Xem chi tiết