B nha
Điền cặp từ hô ứng phù hợp vào câu :
"Khi bản c-tô .chưa.. chấm dứt, cả nhà hát . đã.. dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt."
B nha
Điền cặp từ hô ứng phù hợp vào câu :
"Khi bản c-tô .chưa.. chấm dứt, cả nhà hát . đã.. dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt."
Cảm thụ văn học
Đôi tai tâm hồn
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.
Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
"Cháu hát hay quá!". Một giọng nói vang lên: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay nói lớn: "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!" Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay" - một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?
a/ Vì sao câu chuyện lại có tên là "Đôi tai tâm hồn" ?
b/ Khi trở thành ca sĩ, cô bé trở lại công viên tìm cụ già để làm gì ?
c/ Theo em, tình tiết nào trong câu khiến em xúc động nhất ?
d/ Viết một đoạn văn khoảng 8 dòng trình bày suy nghĩ của em về cụ già.
Tìm cụm động từ trong các câu sau:
a) Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng.
b) các Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình nên cố làm vừa ý vua cha.
c) Hổ vẫn cúi đầu, vẫy đuôi, là ra vẻ tiễn biệt.
d) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương
Hãy chỉ ra các cụm danh từ có trong các câu văn sau:
a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt.
b) Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
c) Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
Ngủ rồi
Gà mẹ hỏi gà con:
-Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn nhao nhao:
-Ngủ cả rồi đấy ạ
Bài 1:Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để liên kết câu.
a, Trống choai là 1 cậu gà rất đẹp trai, với chiếc mào đỏ chói trên đầu . Trống choai rất kiêu ngạo . Mới sáng sớm, .............................. đã vươn cổ gáy ing ỏi cả một vùng.
b,Gia đình nhà kiến rất đông , kiến mẹ có những chìn nghìn bảy trăm con . Tối nào ......................... cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu sau " Những, còn, và, nhớ "
a) Ông nội em đã già.........vẫn thường xuyên tập thể dục mỗi buỗi sáng
b) Chỉ sau mấy tháng hè............chăm chỉ học tập Mai đã đạt học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Việt
c) Mẹ đi chơi........tôi đi học
d) Tấm hiền lành.......Cám thì độc ác
e) Mây tan..........mưa tạnh dần
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh sau:
a, Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
b, Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Ôn tập dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
a) Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.
(1) Ôi thôi, chú mày ơi () Chú mày có lớn chẳng có không.
(2) Con có nhận ra con không ()
(3) Cá ơi, giúp tôi với () Thương tôi với ()
(4) Giời chớm hè () Cây cối um tùm () Cả làng thơm ()
b) Cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt ?
(1) Tôi bảo:
[...] Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
[...] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụi ấy đi.
(2) AFD đưa tin theo cách ỡm ờ : "Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy" (!?)
c) So sánh cách sử dụng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây và cho biết cách sử dụng dấu câu trong câu nào là hợp lí. Vì sao?
(1) - Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
( Trần Hoàng )
- nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
(2)- "Đệ nhất kì quan Phong Nha" nằm trong một quần thể thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường[...]
- Đệ nhất kì quan Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.
d) Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây có đứng không? Nếu không, hãy sửa lại cho đúng.
Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia nữa ? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên!
e) Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp
- Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi
- Động Phong Nha thật là "Đệ nhất kì quan" của nước ta
-Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết
g) Đoạn đối thoại dưới đây có dâu chấm hỏi nào không đúng? Vì sao?
-Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa?
- Chưa? Thế còn bạn đã đến chưa?
- Mình đến rồi. Nếu đến đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?
h) Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn dưới đây.
Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì()
- Lạy chị, em nói gì đâu ()
Rồi Dế Choắt lủi vào ()
- Chối hả () Chối này () Chối này ()
Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng mỏ xuống ()