1. Vào ngày 22/6:
+ Ở vòng Cực Bắc có hiện tượng ngày dài 24h
+ Ở vòng Cực Nam có hiện tượng đêm dài 24h
Vào ngày 22/12:
+ Ở vòng Cực Bắc có hiện tượng đêm dài 24h
+ Ở vòng Cực Nam có hiện tượng ngày dài 24h
2.+3.
_ Từ ngày 21/3-23/9:
+ Bắc Bán Cầu là mùa nóng; ngày > đêm
+ Nam Bán Cầu là mùa lạnh: ngày < đêm
_ Từ ngày 23/9-21/3:
+ Bắc Bán Cầu là mùa lạnh: ngày < đêm
+ Nam Bán Cầu là mùa nóng; ngày > đêm
* Ngày 21/3 và 23/9: mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày=đêm
4.
_ Ở hai địa cực có:
+ Ngày dài suốt 6 tháng trong mùa nóng.
+ Đêm dài suốt 6 tháng trong mùa lạnh.
\(\rightarrow\) Từ ngày 21/3 - 23/9 thì Bắc Cực sẽ được Mặt Trời chiếu sáng liên tục
- Ở xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau.
- Ở các chí tuyến Bắc, Nam và vòng cực:
+ Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau.
+ Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
Ngày 22/6
Ở chí tuyến Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm.
Ở chí tuyến Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày.
Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.
Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6