Bài 28 : Ôn tập

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dang Minh Chau

Đề I

Câu 1: Năm 179 TCN, Triệu Đà chia nước ta thành những đơn vị hành chính nào?

Câu 2: Hình ảnh người nữa tướng khi ra trận "Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trông rất oai phong lẫm liệt" bà là ai?

Câu 3: Kinh đô nước ta thời Trưng Vương là?

Câu 4: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm nào?

Câu 5: Em hãy hoàn thành đoạn trích từ "Thiên Nam Ngũ Lục Áng sử dân gian thế kỉ XVII":

"Một xin ........... nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa .......

Ba kẻo oan ức .......

Bốn xin ....... sở công lênh này"

Câu 6: Phân tích tình hình nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

Câu 7: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập

Câu 8: Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí

Đề II

Câu 1:Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là?

Câu 2:Nghệ thuật đặc sắc của người Chăm là?

Câu 3: Dạ Trạch Vương là ai?

Câu 4: Năm 679 nhà Đường cho người Việt cai quân ở?

Câu 5: Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào năm?

Câu 6: Lý Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩamthắng lợi? Những việc làm đó có ý nghĩa gì?

Câu 7: Trình bày văn hóa của Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Câu 8: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạh Đằng năm 938? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc?

key monstar
19 tháng 4 2017 lúc 8:57

dài wá mình ko trả lời đâu .

mệt lắmoho

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 13:44

Câu 3 : ( Đề I )

Ngàn Hống 2879 - ? TCN Xích Quỷ Kinh Dương Vương không rõ Núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
Nghĩa Lĩnh ? - 2524 TCN Xích Quỷ Lạc Long Quân không rõ Núi Nghĩa Lĩnh, Phú Thọ
Phong Châu 2524 - 258 TCN Văn Lang Hồng Bàng không rõ Phú Thọ
Cổ Loa 257 - 208 TCN Âu Lạc Nhà Thục Thành Cổ Loa Huyện Đông Anh, Hà Nội
Phiêng Ngung 207 - 111 TCN Nam Việt Nhà Triệu Cung điện Phiên Ngung Thành phố Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Mê Linh 40 - 43 Lĩnh Nam Hai Bà Trưng không rõ Huyện Mê Linh, Hà Nội
Long Uyên 544 – 602 Vạn Xuân Nhà Tiền Lý Thành Long Biên Quận Long Biên, Hà Nội hoặc Bắc Ninh (đang tranh cãi)
Vạn An 713 - 722 An Nam thuộc Đường Họ Mai không rõ Huyện Nam Đàn, Nghệ An
Tống Bình ? - 791 Họ Phùng không rõ Hà Nội
Đại La 905 - 938 Tĩnh Hải quân Họ Khúc không rõ Hà Nội
Cổ Loa 939 - 967 Tĩnh Hải quân Nhà Ngô Thành Cổ Loa Huyện Đông Anh, Hà Nội
Hoa Lư 968 - 980 Đại Cồ Việt Nhà Đinh Thành Hoa Lư Ninh Bình
980 - 1009 Nhà Tiền Lê
1009 - 1010 Nhà Hậu Lý
Thăng Long 1010 - 1225 Đại Việt Nhà Hậu Lý Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
1226 - 1440 Nhà Trần
Tây Đô 1400 - 1407 Đại Ngu Nhà Hồ Thành nhà Hồ Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
Mô Độ 1407 - 1409 Giao Chỉ thuộc Minh Nhà Hậu Trần không có Huyện Yên Mô, Ninh Bình
Đông Kinh 1428 - 1527 Đại Việt Nhà Hậu Lê - giai đoạn Lê sơ Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
1527 - 1592 Nhà Mạc
Tây Đô 1533 - 1597 Đại Việt Nhà Hậu Lê - giai đoạn Lê trung hưng Thành Tây Đô Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
Cao Bình 1592 - 1677 Đại Việt - khu vực Cao Bằng Nhà Mạc Thành Bản Phủ Thành phố Cao Bằng, Cao Bằng
Đông Kinh 1597 - 1789 Đại Việt Nhà Hậu Lê - giai đoạn Lê trung hưng Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
1597 - 1787 Đại Việt - Đàng Ngoài Chúa Trịnh Phủ chúa Trịnh
Phú Xuân 1678 - 1777 Đại Việt - Đàng Trong Chúa Nguyễn Dinh chúa Nguyễn Thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế
Qui Nhơn 1778 - 1793 Đại Việt Nhà Tây Sơn Thành Hoàng Đế Thị xã An Nhơn, Bình Định
Phú Xuân 1786 - 1802 Đại Việt Nhà Tây Sơn không rõ Thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế
Huế 1802 - 1945 Việt Nam, sau là Đại Nam Nhà Nguyễn Kinh thành Huế Thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế
Sài Gòn 1887 - 1901 Đông Dương thuộc Pháp Liên bang Đông Dương Dinh Toàn Quyền Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội 1902 - 1954 Đông Dương thuộc Pháp Liên bang Đông Dương Phủ Toàn Quyền Đông Dương Hà Nội
1945 - 1976 Việt Nam, sau là miền Bắc Việt Nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phủ Chủ tịch
Huế 1945 Việt Nam Đế quốc Việt Nam không có Thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế
Sài Gòn 1946 - 1949 Nam Kỳ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ không có Thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gòn 1949 - 1955 Miền Nam Việt Nam Quốc gia Việt Nam Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí Minh
1955 - 1975 Việt Nam Cộng hòa
Lộc Ninh 1972 - 1975 Miền Nam Việt Nam Cộng hòa miền Nam Việt Nam không có Huyện Lộc Ninh, Bình Phước
Hà Nội 1976 – nay Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phủ Chủ tịch thủ đô hiện tại
Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 13:51

Câu 5 ( đề I )

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 13:52

Dạ Trạch Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 13:53

chính sach cai tri thâm hiểm nhất là đồng hóa về văn hóa

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 13:56

Câu 4: Khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm 248

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 14:01

Sau khi giành độ lập Hai Bà Trưng đã:

- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua .

- Đóng đô ở Mê Linh

- Phong tước cho người có công

- Lập chính quyền mới

- Xoá thuế hai năm liền cho dân

- Xoá bỏ luật pháp của chinh quyền cũ

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 14:01

Câu 5: Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào năm 544

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 14:06

Sau khi thắng lợi Lý Bí đã:

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.

Ý nghĩa:

- Qua việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế, ta thấy được Lý Bí muốn khẳng định rằng đất nước ta ngang hàng với Trung Quốc, là một nước độc lập, tự chủ, không phụ thuộc, không phải một tỉnh thuộc Trung Quốc.

- Qua việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, thể hiện ước muốn của Lý Bí về một đất nước sẽ luôn tồn tại, hòa bình muôn đời, quốc thái dân an.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 14:11

Câu 4 : đề II

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba (ngắn gọn: Bắc thuộc lần 3) trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 - thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 14:13

câu 7 đề II

Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
- Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
- Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 14:15

câu 8 đề II

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
22 tháng 4 2017 lúc 14:21

câu 2 đề II

Champa có nền văn minh Ấn hóa ở khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay trong thời gian từ năm 192 đến 1832 sau Công nguyên. Người Chăm có lẽ là những người có gốc từ các đảo Indonesia đến xâm chiếm khu vực này và họ đã mang theo những ngành nghề, nghệ thuật của Indonesia vào vùng đất này. Họ đã xây dựng các hải cảng giao thương với Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Trong lịch sử của Champa, quốc gia này đã trải qua những xung đột với các dân tộc khác như Java, Khmer, Đại Việt và cuối cùng đã bị các triều đại của Việt Nam thôn tín và xóa sổ quốc gia này.

Di sản của nghệ thuật của Champa để lại ngày nay gồm điêu khắc đá Chăm Pa, kiến trúc Champa, hội họa Chăm Pa và âm nhạc Champa, trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc trong các tháp Chăm Pa. Các hiện vật về điêu khắc của Champa hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng ở quận Hải Châu, Đà Nẵng


Các câu hỏi tương tự
Ɲɠọç⁀²ᵏ⁹
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Xem chi tiết
Trần Thị Phượng
Xem chi tiết
Hà Thị Phương Nga
Xem chi tiết
Khuất Mai Hiền
Xem chi tiết
Hà Thị Phương Nga
Xem chi tiết
Hà Tuệ Minh
Xem chi tiết
Masu Konoichi
Xem chi tiết