Đề cương ôn tập học kì
1. Nước Chăm-pa được hình thành và phát triển ntn?
2. Ách thông trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đôi với nước ta từ năm 179- thế kỉ X ntn? Mục đich thâm hiểm nhất của chúng
3. Để xây dựng được nền tự chủ họ Khúc đã làm những gì?
4. Trình bày cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
5. Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722
6. Nêu diễn biến trận Bạch Đằng năm 938. Tại sao nói chiến thuật của Ngô Quyền trong trận Bạc Đằng là chủ động đọc đáo, sáng tạo.
1. Nước Chăm-pa được hình thành và phát triển ntn?
Về nước Cham-pa :
- Sự thành lập : thời gian - hoàn cảnh - kết quả.
- Sự phát triển : từ phạm vi lãnh thổ nhỏ đến phạm vi lãnh thổ lớn hơn : phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển) phía Nam đến Phan Rang. Đổi tên nước là Cham-pa.
2. Ách thông trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đôi với nước ta từ năm 179- thế kỉ X ntn? Mục đich thâm hiểm nhất của chúng
- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.
- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.
- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.
—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.
3. Để xây dựng được nền tự chủ họ Khúc đã làm những gì?
Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
4. Trình bày cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu :
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép : "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động". Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá).
5. Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722
- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
6. Nêu diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Tại sao nói chiến thuật của Ngô Quyền trong trận Bạc Đằng là chủ động đọc đáo, sáng tạo.
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Giúp mình nha mai mình phải nộp
Thạnk
Mình sẽ tích các bạn!!!!