Đề cương ôn tập HKI
1.Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ?
2.Nêu các tầng lớp chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây .
3.Nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông .
Những thành tựu nào còn được sử dụng đến ngày nay .
4.Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào ?
5.Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người Nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là gì ?
6.Thuật luyện kim được phát minh như thế nào ?
7.Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
8.So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc .
9.Tại sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà ?
10.Từ thất bại của An Dương Vương em rút ra bài học gì ?
11.Dấu tích của người tối cổ được tìn thấy ở đâu ?
12.Vì sao người Việt cổ định cư lâu dài ở đồng bằng ven các sông lớn .
13.Tổ chức xã hội của người tinh khôn là gì ?
14.Nghề chính của cư dân Văn Lang là gì ?
15. Nêu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang .
1
Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.
Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hương chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
6
Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. Dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cả, sông Đồng Nai gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày.
Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.
2
Xã hội cổ đại phương đông gồm 3 tầng lớp : Quý tộc , nông dân , nô lệ
Xã hội cổ đại phương thây gồm 2 tầng lớp : chủ nô , nô lệ
3
Những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại:
+ Chữ viết: Xuất hiện sớm ở Lưỡng Hà , Ai Cập (3500 năm TCN) Trung Quốc (2000 năm TCN).
+ Chữ số: Người Ấn Độ đã phát minh ra các chữ số trong đó có cả số 0.
+ Toán học: Nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ đã tính được số Pi bằng 3.1416
+ Những công trình kiến trúc : Kim tự tháp ở Ai Cập, Lưỡng Hà có thành Ba – bi – lon với cổng đền I – sơ – ta.
4 - Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, ấn Độ.- Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp, Rô Ma.
7
Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
5
Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là:
Về đời sống vật chất:
Công cụ thời Hòa Bình – Bắc Sơn chủ yếu là đá được mài thành các công cụ như rìu, bôn, chày. Ngoài ra còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ. Biết làm đồ gốm. Biết trồng trọt (rau, đậu, bí) và biết chăn nuôi ( chó, lợn).Về xã hội.
Sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện và định cư lâu dài ở một nơi. Những người cùng huyết thống tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín nhất lên làm chủ, gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ (mẫu quyền). Hàng ngàn năm trôi qua nhiều thị tộc quan hệ với nhau và sống hòa hợp trên một vùng đất chung.8
Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
- Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
(quản lí).
- Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
9
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:
- An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:
– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.
– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.
– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
10
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học :
Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.
11
Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
12
Đồng bằng ven sông là vùng đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển sản xuất. Ở đây có thể trồng được nhiều loại rau củ cũng như thuận lợi cho việc đi lại và xây dựng nhà ở.
Đồng bằng ven sông thuận lợi cho nghề trồng lúa nước. Con người đã đủ sức rời khỏi vùng núi, trung du tiens xuống đồng bằng để ổn định cuộc sống lâu dài của mình.
13
- Thị tộc:
+ Là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu
+ Quan hệ trong thị tộc : công bằng, bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.
- Bộ lạc:
+ Là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.
+ Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
14
Nông nghiệp:
-Văn Lang là nước nông nghiệp, thóc lúa là lương thực chính.
-Còn trồng khoai. Đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam,..
-Trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi.
Thủ công nghiệp:
-Biết làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền đều được chuyên môn hóa.
-Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao.Bắt đầu biết rèn sắt.
15
Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang
-Thức ăn chính : cơm, rau, cá, thịt, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Họ ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
-Làng,chạ gồm nhiều gia đình sống ven đồi, ven sông, biển.
-Họ đi lại bằng thuyền.
-Về trang phục : Nam đóng khố,mình trần.
Nữ mặc váy,áo xẻ giữa,có yếm che ngực, tóc để nhiều kiểu, đeo trang sức.
Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang
-Xã hội chia nhiều tầng lớp, có người quyền quý, dân tự do, nô tì nhưng sự phân biệt chưa sâu sắc.
-Thường tổ chức lễ hội,vui chơi,...Nhạc cụ là trống đồng, chiêng,khèn.
-Tín ngưỡng: +Thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
+Chôn người chết cẩn thận trong mộ thuyền, thạp...
-Họ có khiếu thẩm mĩ khá cao.
* Đời sống vật chất và tinh thần đã hòa quyện trong người Lạc Việt tạo nên
Vậy là mình trả lời hết rùi nhé
1.Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ?
_Khoảng 4000 năm trước công nguyên , con người phát hiện ra kim loại .
_Nhờ công cụ kim loại:
+Sản xuất phát triển
+Sản phẩm làm ra dư thừa.
+Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo
+Những người trong thị tộc không thể làm ăn chung
⇒Xã hội nguyên thủy tan rã
2.Nêu các tầng lớp chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây .
Gồm 3 tầng lớp chính:
-Quí tộc (vua -quan - tang lữ): có nhiều của cải quyền thế.
-Nông dân công xã:đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
-Nô lệ:hầu hạ, phục dịch cho quí tộc .
⇒Thân phận không khác gì con vật.
3.Nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông .
Những thành tựu nào còn được sử dụng đến ngày nay .
-Sáng tạo ra lịch: Âm lịch
-Chữ viết: Chữ tượng hình
-Toán học :phép đếm đến 10, chữ số 1 đến 9 và số 0, pi bằng 3,16 .
-Công trình kiến trúc: kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)