Bài 22 : Các đới khí hậu trên Trái đất

Nguyễn Huy Tú

Đặc điểm chính của các tầng khí quyển là gì?

 

Vu Thi Huyen
28 tháng 4 2016 lúc 22:20

Đặc điểm chính của các tầng khí quyển là:                                                                                  - Tầng đối lưu: + có độ dày từ 0 - 16 km                                                                                                                 + là nơi sinh ra các hiện tượng nắng, mưa, sấm chớp,...                        -Tầng bình lưu: + có độ dày từ 16 - 80 km                                                                                                               + là nơi có tầng ô dôn                                                                                  -Các tầng cao của khí quyển: có độ dày trên 80 km                                                                                                

Bình luận (1)
Hay Cao
29 tháng 4 2016 lúc 6:37

trong SGK  do bay gio moi lam 

Bình luận (0)
Tô Hựu Tuệ
7 tháng 2 2017 lúc 13:00

Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
a) Tầng đối lưu
Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu
Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa
Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
d) Tầng ion (tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Anh
8 tháng 5 2017 lúc 13:18

Tầng đối lưu:

- Nằm sát mặt đất, độ cao từ 0 - 16km.

- Tập trung 90 % không khí

- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí quyển như mây, mưa...

- Nhiệt độ giẩm dần khi lên cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC

Tầng bình lưu:

- Nằm trên tầng đối lưu, độ cao từ 16 - 80km

- Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho người và sinh vật

Tầng cao khí quyển:

- Nằm trên tầng bình lưu, độ cao từ 80km trở lên.

- Không khí ở tầng này cực loãng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
tra thai nguyen
Xem chi tiết
Cukute Cau
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ty
Xem chi tiết
duc dang
Xem chi tiết
Thảo my Lê Nguyễn
Xem chi tiết
Kim Phụng Trần Thị
Xem chi tiết
Phạm Mỹ Hoa
Xem chi tiết