Bài 27 : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồ Lê Phương Nam

Công lao của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Trần Quỳnh Mai
21 tháng 5 2016 lúc 20:58

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kỳ  mới trong lịch sử dân tộc, thời kỳ phát triển của quốc gia  phong kiến độc lập và lớn lên nhanh chóng của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng đó đã đánh bại mưu đồ xâm lược của nhà Nam Hán, khẳng định sự tồn tại vững chắc của đất nước và nâng cao thêm ý thức làm chủ của dân tộc. Trên cơ sở thắng lợi quân sự oanh liệt đó, Ngô Quyền - người anh hùng của cuộc kháng chiến chống xâm lược đã tiến một bước lớn trên con đường củng cố nền độc lập dân tộc.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đưa Dương Thị (cọn gái Dương Đình Nghệ) làm hoàng hậu, lập thành một vương quốc độc lập đàng hoàng. Thành Cổ Loa là kinh đô cũ của nước âu Lạc thời An Dương Vương được Ngô Quyền chọn làm kinh đô của vương quốc độc lập thế kỷ X. Đó là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc, biểu thị ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa giành lại được sau hơn mười thế kỷ, đấu tranh bền bỉ chống xâm lược và đô hộ của phong kiến nước ngoài.

Tại đây, Ngô Quyền đã xây dựng cả một triều đình riêng với đầy đủ các ban văn, võ và chế định triều nghi phẩm phục. Triều đình cua Ngô Quyền được xây dựng theo thể chế cửa một vương triều phong kiến hoàn toàn độc lập. Bộ máy chính quyền đó đã mang tính chất tập quyền.

Sự kiện Ngô Quyền xưng Vương lập ra nhà Ngô đã đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, đập tan mưu đồ ngông cuồng chiếm lĩnh An Nam của chúng, đưa nước ta vào một thời kỳ mới - thời kỳ độc lập lâu dài, bứt ra khỏi sự đô hộ của ngoại bang.

 Lịch sử đã ghi nhận: Ngô Quyền là vị vua đã khai tử thời đại Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm (từ năm 111 TCN đến năm 938, trừ ba năm 40-42 nước ta được độc lập dưới triều Trưng Vương), là người có công tái tạo, đã khai sinh ra thời đại tự chủ của dân tộc Việt với các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Hậu Trần - Hậu Lê - Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn...

Ngô Quyền được coi là vị vua đứng đầu các vua của nước ta (theo quan điểm của Đại Việt sử ký toàn thư). Chiến thắng Bạch Đằng đã thể hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền; đồng thời cũng là thành quả của cuộc kháng chiến anh dũng và đầy sáng tạo của nhân dân ta sau hơn 30 năm làm chủ đất nước Thắng lợi ấy nói lên sự lớn mạnh của nhân dân ta về trí tuệ và khả năng đánh bại kẻ địch không những chỉ bằng du kích mà cả bằng chính quy, không những chỉ ở trên bộ mà cả bằng thủy chiến. Chiến thắng Bạch Đằng là một ví dụ điển hình về tinh thần mưu trí và có tính toán một cách chính xác trong nghệ thuật chiến dịch của lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên vùng đất của tổ tiên thời Văn Lang - Âu Lạc và tạo thêm một niềm tin, một niềm tự hào sâu sắc lên bước đường xây dựng đất nước độc lập, tự chủ sau này.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ (thế kỷ XVIII) đã đánh giá đúng vị trí và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng khi viết: "Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng và cơ sở sau này cho việc phục lại Quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào cái uy lẫm liệt để lại ấy." "Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu” (Ngô Thì Sĩ, Việt sử tiêu án).

Chiến thắng oanh liệt của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm, dân tộc ta đã giành lại được quyền làm chủ đất nước. Một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc bắt đầu.

Nguyễn Hữu Thế
21 tháng 5 2016 lúc 20:54

Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng?

Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là 

Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy.

Quốc Đạt
21 tháng 5 2016 lúc 20:57

-    Nguyên nhân thắng lợi :

+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

-    Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Nguyễn Hữu Thế
21 tháng 5 2016 lúc 20:59

Hoj 1 đướng tl 1 nẻo!  ( có cả t nữa)  banh

Phan Thùy Linh
21 tháng 5 2016 lúc 21:12

+Chấm dứt hơn 1 nghìn năm Băc Thuộc

+Mở ra 1 thời đại mới - thời địa độc lập lâu dài cho dân tộc

+Dành tại độc lập ,tự chủ cho đất nước

+Bảo vệ dân chúng khỏi giặc xâm lược


Các câu hỏi tương tự
Vũ Khánh Ly
Xem chi tiết
Hoàng Tường Vy
Xem chi tiết
thao nguyen phuong hien
Xem chi tiết
Võ Duy Khánh
Xem chi tiết
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
nguyen quoc cuong
Xem chi tiết
Vũ Quỳnh Trúc Nhi
Xem chi tiết
Ha Phạm Mạnh
Xem chi tiết
Khánh Uyên
Xem chi tiết