Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Chu Thị Thu Hiền

Có một quyển sách bị đánh rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện.

Trịnh Ngọc Quỳnh Anh
1 tháng 12 2018 lúc 7:56

MB: Nói về hoàn cảnh, thời gian nhìn thấy cuốn sách

TB: - Cuốn sách không biết bị ai đánh rơi.

- NHiều ngưòi qua đuờng ko quan tâm mà chỉ phớt lờ, đi qua càng mau càng tốt.

- Thế nhưng vẫn có một số ngưòi biết nhặt nó lên và cố tìm địa chỉ để trả cho người mất

- Cuối cùng thì cuốn sách cngf về đc với chủ của nó

KB: Nêu cảm nghĩ về những hành động của ngưòi qua đg, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Phùng Tuệ Minh
1 tháng 12 2018 lúc 11:57

DÀN Ý:

I:Mở bài:

Giới thiệu về bản thân mình. ( đóng vai quyển sách đó).

Gợi ý: Tôi là một cuốn sách giáo khoa, thường ngày, tôi được cậu chủ của mình là một học sinh lớp 6 sử dụng. Tuần nào, cậu chủ cũng cho tôi và chiếc ba lô để mang tới trường. Có rất nhiều câu thơ, thành ngữ,... ca ngợi họ hàng sách chúng tôi và vì thế, tôi rất hãnh diện và đầy tự hào về vai trò của mình. Và rồi, hôm nay là buổi học thêm Toán của cậu chủ, tôi được mang theo nhưng vì có một cậu bn đã rủ cậu chủ đi chơi nên cậu chủ đã vội quẳng tôi xuống vệ đường và chạy đi chơi với người bạn kia.

II: Thân bài:

- Nêu cảm xúc, tâm trạng của mik khi bị bỏ rơi.

- Miêu tả thêm về chuyện mik bị người khác giẫm lên.

- Có một cậu bé nghèo đã nhặt tôi lên và mừng rỡ thốt lên:" A, có sách rồi, có sách rồi" . Và cậu bé đó đã cầm lấy và đưa tôi đi đâu, tôi cx thấy hơi lo sợ, ko biết mik sẽ đc đến đâu.

-Cậu chủ mới của tôi luôn quan tâm, chăm chút cho tôi, hằng ngày, cậu mang tôi sang nhà ông hàng xóm để ông ấy dạy cho cậu chủ của tôi học. Bởi lẽ, cậu là con trong một gia đình nghèo,( nói về hoàn cảnh của cậu chủ mới) cậu ko được đi học như những bn cùng trang lứa.

III: Kết bài:

- Cảm nghĩ của mik khi giúp cho cậu chủ mới có kiến thức.

- Lời khuyên nhủ các bn nhỏ nên trân trọng những cuốn sách có ích.

Huỳnh lê thảo vy
30 tháng 11 2018 lúc 20:37

Trong nền văn học đồ sộ của Việt Nam, để làm nên các tác phẩm thực sự có giá trị không thể kể đến công lao của các hình thức thơ mà các nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Nếu nói nội dung là phần hồn của bài thơ, bài văn thì hình thức thơ lại được xem là phương tiện truyền tải để những nội dung ấy, quan niệm của tác giả có thể đến được với bạn đọc. Một trong những thể thơ được xem là mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam có thể kể đến là thể thơ Lục Bát.

So với nền văn học già lâu đời như nền văn học Trung Hoa, nền văn học Việt Nam có thể coi là non trẻ hơn. Nhưng qua bao thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sau đó tiếp thu, chọn lọc một cách có sáng tạo vào Việt Nam, sự chọn lọc này hoàn toàn sáng tạo, bởi người Việt Nam ta chỉ tiếp thu những cái phù hợp nhất với quốc gia, dân tộc mình, và sự kế thừa đó không phải sao chép mà là sáng tạo. Nhìn lại quá trình tiếp thu ấy ta có thể thấy được bản lĩnh dân tộc của con người Việt Nam.

Xét về thể loại và các hình thức thơ trong văn học, người Việt Nam bên cạnh tiếp thu của người Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong hay thơ Đường Luật. Bên cạnh đó, ông cha ta cũng sáng tạo riêng cho dân tộc mình những thể thơ độc đáo, mang đậm màu sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam, như thể thơ Song thất lục bát hay thể thơ Lục bát đã trở nên vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong đó, thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất liệu để xây dựng nên các tác phẩm văn chương của mình, cũng là xây dựng nên những bài văn mang đậm tinh thần dân tộc nhất.

Thơ lục bát là thể thơ bao gồm có hai phần câu sáu ( câu lục) và câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Về cách gieo vần, thơ Lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bải những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Những câu thơ trên thể hiện được tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ Tố Hữu với chiến khu Việt Bắc. Nhưng ở đây ta quan tâm đến cách gieo vần của bốn câu thơ này. Như ta thấy, câu thơ cuối của câu lục kết khúc là chữ “ta” thì trong câu thơ thứ tám của câu bát được hiệp vần bằng từ “tha”. Tương tự, câu bát kết thúc bằng vần “ông” thì câu cuối của câu lục lại được hiệp vần bằng từ “không”. Chính vì đảm bảo những quy tắc trên mà những câu thơ lục bát đọc lên rất dễ nhớ, dễ hiểu, dù đọc một lần thì người đọc cũng có thể có thể đọc lại.

Về thanh điệu của bài thơ Lục bát ta có thể thấy, chữ thứu hai và chữu thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu , hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình. Ví dụ cụ thể như trong bài ca dao sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Như vậy, ta có thể thấy một cách khái quát về định nghĩa cũng như những đặc điểm, những luật lệ cơ bản trong một bài thơ lục bát. Qua đó ta cũng phần nào hiểu được cách mà các nhà thơ sáng tạo ra một tác phẩm văn chương, đó là cả một quá trình, vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được tư duy nhanh nhạy của các thi sĩ.

Chu Thị Thu Hiền
30 tháng 11 2018 lúc 21:26

lập dàn ý thôi nha

Chu Thị Thu Hiền
1 tháng 12 2018 lúc 22:46

1. Mở bài:
Đây là đâu vậy ? Tôi... là ai ? Cứu tôi với!
2. Thân bài:
+" A! Tôi nhớ ra rồi! Tôi là một quyển sách giáo khoa Ngữ Văn 6."
+" Này bạn gì ơi! Bạn là ai vậy? Sao lại ở đây?"
+" Đó là ai vậy?" Tôi lo lắng nghĩ.
+" Mình là Cỏ. Còn bạn?"
+ Tôi ấp úng trả lời: " Mình là sách giáo khoa Ngữ Văn 6"

+" Bạn đừng sợ" Cỏ trấn an tôi.
+ Cỏ ân cần hỏi tôi: " Tại sao bạn lại ở đây?"
+" Mình... Mình bị cô chủ của mình bỏ ở đây. Chắc cô ấy không cần mình nữa!"
+" Thật là độc ác!" Cỏ phẫn nộ nói.
+ Sau đó, chúng tôi đã trở thành bạn của nhau.
+ Cho đến một ngày.
+ Một lũ trẻ rủ nhau ra đây âpchơi. Chúng đã nhìn thấy tôi và một trong số chúng nói:" Ê! Chúng mày! Quyển sách này hay đáy! Thôi xé ra gập máy bay phi đi!"

+ Tôi sợ hãi, run rẩy. Cỏ dùng những chiếc lá níu ngườ tôi lại.
+" A! Đau quá!"
+ Chúng đã xé đi của tôi một trang sách.
+" Bạn đừng sợ! Cố gắng lên! Mình sẽ luôn ở bên bạn!"
+" A! Đau mắt quá! Chúng mày ơi, nổi giông rồi! Về thôi!" Vừa lúc đó, chị Gió đi ngang qua đây, thấy vậy liền nổi gió, cuốn cát bụi tứ tung bay vào mặt chúng.
+ Màn đêm buông xuống, mọi nhà đều đã tắt đèn đi ngủ.
+ Một bác lao công đi dọn rác qua đây nhìn thấy tôi liền nhặt lên cẩn thận phủi sạch bụi bẩn.

+ Bạn Cỏ muốn níu kéo tôi nhưng không thể.
+ Cỏ như thầm cầu cho tôi có một người chủ tốt.
+ Sau đó bác đưa tôi về nhà.
+ Vừa vào đến nhà bác gọi to:" Lan ơi! Mẹ có quà cho con đây!"
+ Một cô bé dễ thương chạy ra:" A! Mẹ đã về! Mẹ có mệt không?"
+" Lan à mẹ có một món quà mừng sinh nhật con đây! Mẹ đã thấy nó ở ngoài đường nên mẹ nhặt về! Con có vui không?"
+" Có ạ!" Cô bé mừng rỡ nói.
+" Thôi được rồi! Con đi ngủ đi!"
+" Dạ"
3. Kết bài:
Từ đó, tôi sống hạnh phúc bên cô chủ mới.

Dương Minh Quang
3 tháng 11 2023 lúc 21:01

.

 

 


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị thúy
Xem chi tiết
bui xuan dieu
Xem chi tiết
Trần Hoàng Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyên Vương
Xem chi tiết
Nguyễn nari
Xem chi tiết
Đinh Thảo Duyên
Xem chi tiết
Trần Vân
Xem chi tiết
Quyền Phạm Xuân
Xem chi tiết
Đức Nhật Huỳnh
Xem chi tiết