Trải qua những cuộc phiêu lưu đầy khó khăn và sóng gió của Dế mèn đã giúp Dế mèn rút ra những bài học bổ ích. Nhờ những bài học đó, chàng đã trở thành một chàng dế tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Bài học lớn của Dế Mèn đã rút ra trong cuộc sống là bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã thể hiện ở chương đầu của tác phẩm.
Trong chương đầu của tác phẩm, dế mèn hiện lên thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú có một thân hình chắc khỏe và cường tráng của Dế Mèn. Chú ăn uống điều độ và năng luyện tập nên chóng lớn, dáng vẻ oai vệ, kiểu cách con nhà võ. Chú lại càng lí thú hơn bởi cuộc sống tự do, tha hồ thỏa mãn tính hiếu động của mình. Tính cách hiếu động nhưng quá đà ấy đã biến Dế Mèn trở nên hung hăng, hống hách. Nếu chú là người biết mình biết người thì chú đã không gây ảnh hưởng đến người khác và không phải hối hận suốt đời. Nhưng cũng nhờ bài học đắt giá đó, con người chú, suy nghĩ của chú đã thay đổi. Trước đây chú đã cho mình là tài giỏi, đứng đầu thiên hạ, lắm người nể nang nên đã chuốt lấy bài học đầu đời thật cay đắng.
Trong cuôc sống hàn ngày với họ nhà dế, Mèn luôn tự hào về thân hình khỏe, đẹp của mình, luôn ra oai, ra dáng. Tệ hại hơn nữa, chú ta lại gây sự với mấy chị Cào Cào, chọc ghẹo anh Gọng vó rồi trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết đáng thương của Dế Choắt. Các tính ngỗ ngược, tinh nghịch của Dế mèn đã làm cho cuộc sống của chú cũng phải buồn tẻ, đơn điệu, chú cũng phải ân hận cho hành động ngông cuồng của mình. Dế Choắt bẩm sinh yếu đuối, bệnh tật nên Dế Mèn đã coi thường. Mèn không giúp đỡ bạn lại có lúc chê bai: – Sao chú mày sinh sông cẩu thả quá như thế! Mèn biết tổ ở của Dế Choắt nông cạn, không an toàn nhưng không ra tay giúp bạn. Mặc dù Dế Choắt nhờ cậy nhưng Dế Mèn không chút bận tâm. Mèn rủ Choắt trêu chọc chị Cốc, Choắt ngăn cản: Anh đừng trêu vào… Mèn lại quắc mắc: – Sợ gì! Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Vì chẳng sợ ai nên Mèn chui vào hang sâu của mình rồi trêu chọc chị Cốc. Dế Choắt ở gần đấy bị hiểu nhầm nên đã bị chị Cốc mổ cho một trận đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn: – Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn bởi tính kiêu ngạo nghịch ranh, thiếu suy nghĩ của mình
Những giọt nước mắt của Dế Choắt đã làm chú thức tỉnh lương tâm. Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.
Mượn hình ảnh nhân vật dế Mèn để đưa ra lời khuyên cho con người. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, không ai trong đời không mắc phải sai lầm, vấn đề là chúng ta biết nhận ra lỗi sai và sửa chúng. Bài học đầu tiên trong đời của chú dế cũng là bài học của nhiều bạn trẻ hiện nay, chúng ta phải biết yêu thương giúp đỡ người khác, mỗi hành động của chúng ta phải suy nghĩ thật kĩ, phải tính đếnhậu quả của nó rồi hãy làm. Bài học đường đời đầu tiên của chú dế có ý nghĩa thật sâu sắc, nó giúp con người nhận ra lẽ sống đúng đắn ở đời.
Đề 1. Giới thiệu một vài nét về nhà văn Tô Hoài. Nêu khái quái giá trị của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí".
a. Tác giả
Tô Hoài là bút danh của Nguyễn Sen sinh năm 1920, người Hà Nội. Tự học mà thành tài. Ông có trên 100 tác phẩm. Viết hay nhất về truyện thiếu nhi và truyện miền núi. Tác phẩm tiêu biểu: "Dế Mèn phiêu lưu kí", “Truyện Tây Bắc”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ", "Miền Tây", Tự truyện",v.v...
Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài được in lần đầu vào năm 1941, là truyện độc đáo nhất, hay nhất viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thơ gần xa. Truyện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
b. Giá trị
Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"đã xây dựng Dế Mèn thành một nhân vật rất đẹp, rất đáng yêu: trẻ trung, trung thực, dũng cảm, say mê lí tưởng, chan hoà trong một tình bạn thủy chung...
- "Dế Mèn phiêu lưu kí"có giá trị nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. Với trí tưởng tượng tài ba, óc quan sát tinh tế, lối kể chuyện và miêu tả thế giới loài vật sống động, độc đáo, tác giả đã đem đến cho người đọc bao cảm xúc đẹp và nhiều thú vị.
Đề 2. Tóm tắt truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”của Tô Hoài.
Xuất thân trong một gia đình nhà dế, Mèn là con út trong số ba anh em cùng lứa. Chỉ được ở với mẹ hai hôm, sang hôm thứ ba, mẹ đã đưa ba anh em ra ở riêng, mỗi đứa được ở trong một cái hang đất ở bờ ruộng trông ra đầm nước.
Bước vào cuộc đời tự lập, Mèn hung hăng khờ dại đã sảy ra cái chết đau đớn cho Dế Choắt. Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn và sớm trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Chán cảnh sống quẩn quanh tầm thường, Mèn cất bước ra đi để mở rộng tầm mắt và học khôn, học giỏi ở người. Hành trình phiêu lưu của Mèn đầy ắp kỉ niệm, thấy nhiều cảnh lạ, gặp bao chuyện rủi, chuyện may. Mèn kết bạn với Dế Trũi, cùng đi đó đây. Đến cánh rừng cỏ may dự hội, Mèn tranh hùng với võ sĩ Họ Ngựa. Hai anh em Mèn và Trũi được tôn làm chánh, phó thủ lĩnh đứng đầu các làng trong vùng cỏ may. Có lần Mèn bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả. Mèn, Trũi và các bạn cùng chí hướng chống lại những điều ngang trái, bất công trong thiên hạ.
Chẳng ngơi nghỉ và nản lòng, Mèn và Trũi đi đến nhiều nơi, được đón tiếp long trọng, bạn bè ngày một đông. Mèn và các bạn hiểu ra rằng “aicũng có lòng tốt, cũng muốn làm ăn yên ổn”.Tại vương quốc loài kiến, sau khi hội kiến với Kiến Chúa, Mèn đọc lời hịch cổ động "muôn loài cùng nhau kết anh em". Tất cả mọi loài từ rừng xuống biển đều gửi thư, nhắn tin về hoan nghênh hưởng ứng.
Đề 3. Phân tích "ý chí tự lập, tinh thần tự chủ của chú Dế Mèn sau ngàymẹ cho ra ở riêng"trong truyện "DếMèn phiêu lưu kí"của Tô Hoài.
Đoạn "Tôi sống độc lập.. " trích trong chương I truyện "DếMèn phiêu lưu kí".Sau hai ngày ở với mẹ, ba anh em Mèn được mẹ đưa ra bờ ruộng cho đi ở riêng. Mèn là đứa con út, sau khi được mẹ đưa vào hang, mẹ còn bỏ cho một ít ngọn cỏ non trước cửa. Một cuộc đời tự lập bắt đầu. Khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Sục sạo trong hang, Mèn ra đứng trước cửa hang ngắm trời xanh, vỗ đôi cánh còn ngắn, gáy lên mấy tiếng rõ to. Mèn muốn cho thiên hạ biết là mình đã lớn, đã sống độc lập rồi!
Mèn bắt tay vào xây dựng hang, hì hục khoét một cái ổ làm giường, đào đường tắt hai ngả, cửa sau, ngách thượng để phòng thân. Chập tối, Mèn ra đứng trước cửa hang, họp mặt hàng xóm, cao hứng gảy đàn hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Dẽ yêu đời và lạc quan. Mèn có một cách nhìn sâu rộng và biết lo xa. Đêm nào Mèn cũng tụ hội với cả xóm "uống sương đọng, ăn cỏ ướt, cùng nhau gảy đàn, thổi sáo, nhảy múa, ca hát thâu đêm tận sáng mới về nhà". Cuộc sống ấy tuy êm đềm, yên vui, nhưng Mèn chán dần, không hợp với tính cách của Mèn. Đó là một bước phát triển về ý chí tự chủ của Dế Mèn.
Đề 4. Phân tích ngoại hình và tính tình của Dế Mèn qua đoạn tự thuật của chú về "Bài học đường đời đầu tiên" trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"của Tô Hoài.
Tô Hoài là một nhà văn có biệt tài trong miêu tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả thế giới loài thú, lũ côn trùng. Đoạn văn tả Dế Mèn tiếp theo là một đoạn văn độc đáo, đặc sắc, mẫu mực. Mèn tự nói về mình một cách hồn nhiên: “Tôi ăn uống điều độ... làm việc có chừng mực... tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Đôi càng thì "mẫm bóng". Những cái vuốt “cứ cứng dần và nhọn hoắt” có kém gì nhát dao mỗi khi Mèn thử sự lợi hại của nhữge chiếc vuốt đã co cẳng lên "đạp phành phạch" vào các ngọn cỏ làm cho ngọn cỏ “gãy rạp”.Chất kiêu hùng, thượng võ của Mèn đã lộ rõ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kínxuốngtận chấm đuôi";Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Mèn rất oai vệ kiểu cách và đẹp mã khi chú ta đi bách bộ thì "rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được và ưa nhìn". Đầu to "nổi từng tảng rất bướng". Hai cái răng thì "đen nhánh", nhai “ngoàm ngoạp” như hai cái lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài một vẻ "rất đỗi hùng dũng". Điệu bộ vừa “trịnh trọng” vừa "khoan thai" khi Mèn "vuốt râu". Những tính từ chỉ tính chất, chỉ màu sắc, những động từ gợi tả, những từ láy, những so sánh... được nhà văn sử dụng rất hay, vừa tả được ngoại hình, vừa tả được tâm tính của Mèn... rất đáng yêu. Một chú dế cường tráng, bướng bỉnh, điệu bộ, rất trịnh trọng và kiểu cách, tự ý thức về mình một cách kiêu hùng.
Bước vào đời, Mèn tự hào về đôi càng, những chiếc vuốt, về cái đầu to, về cái răng, về cái râu... của mình, nên chú ta đi đứng oai vệ lắm, làm điệu nhún nhảy, rung lên rung xuống hai chiếc râu... Mèn tự xem mình, kiểu cách mình là "con nhà võ", "tợn lắm", coi thường bất cứ ai. Lúc thì chú ta "cà khịa", lúc thì chú ta "to tiếng". Tự cho mình là “giỏi”,là "tài ba". Người ta "nhịn", người ta "nể" nhưng Mèn lại lầm tưởng mình là "tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ". Mèn đá anh Gọng Vó một cái, quát mấy chị Cào Cào có khuôn mặt "trái xoan", tuy sợ nhưng đã "đưa mắt lên nhìn trộm". Cái hay của đoạn văn là Mèn tự nói về tính xấu của mình, cái ngông nghênh của một thanh niên mới lớn. Mèn rất trung thực. Sau này, khi đã trưởng thành, đã đi chu du thiên hạ, học được nhiều điều khôn, điều hay, Mèn rất ân hận về những hành động ngu dại và nông nổi của mình.
Đề 5. Phân tích nỗi ân hận của chú Dế Mèn qua đoạn tự thuật của chú về "Bài học đường đời đầu tiên" trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"của Tô Hoài.
Bước vào đời, Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng đã dám “vuốt râu cọp”,dám trêu chọc chị Cốc. Mèn cất tiếng hát véo von (Mèn học ca dao, dân ca bao giờ vậy, mà thuộc và hát hay thế?), làm cho chị Cốc "trợn tròn mắt giương cánh lên".Trước phản ứng của chị Cốc, Mèn biết sợ "chui tọt luôn vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ". Sợ nhưng vẫn "tỏ vẻ" thách thức thầm: "... Mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!". Mèn đâu biết cái trò ngu dại của mình mà gây nên tai họa cho người láng giềng gầy tội nghiệp. Dế Choắt đã bị chị Cốc mổ cho một cái "quẹo xương sống, lăn ra, kêu váng". Mèn ân hận về cái chết thê thảm của Choắt là do "cái tội ngông cuồng dại dột" của mình gây ra. Mèn đưa xác Choắt chôn vào một vùng cỏ um tùm, đáp thành nấm mộ to. Lời trăng trối của Choắt mãi mãi là bài học đường đời cho Mèn và cho những ai đó: "... ở đời mà có thói hung hăng bậy hạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!".
Đoạn văn "Bài học đường đời đầu tiên" truyện này cho thấy Tô Hoài có tài quan sát, nghệ thuật miêu tả dáng hình, tính tình của Dế Mèn rất độc đáo. Ông viết truyện này lúc mới 16 tuổi, thật tài ba và chững chạc. Bài học về sự khao khát sống tự do, độc lập, tinh thần lao động để sống, không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình... đó là những bài học sâu sắc, thấm thía được Tô Hoài tế nhị đưa vào dưới hình thức "tự bạch, hồi kí"của chú Dế Mèn đáng yêu.
Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.