I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng:
Câu 1: (0,5đ)
Chữ số 9 trong số 427,098 có giá trị:
A.
B.
C.
D.
Câu 2: (0,5đ)
Viết thành tỉ số phần trăm: 0,58 = …….. %
A. 5,8%
B. 0,58%
C. 58%
D. 580%
Câu 3: (0,5đ)
Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: M3
Một cửa hàng bán một chiếc ti vi được lãi 276 000 đồng và bằng 12% tiền vốn bỏ ra. Vậy giá bán chiếc ti vi đó là:
A. 2567000 đồng
B. 3452 000 đồng
C. 3000000 đồng
D. 2576 000 đồng
Câu 4: (0,5 đ)
a) Số thập phân gồm 20 đơn vị, 1 phần mười và 8 phần trăm được viết là:
A. 20,18
B. 2010,800
C. 20,108
D. 30,800
b) Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 7cm2 9mm2 = ...mm2 là:
A. 79
B. 790
C. 709
D. 7 900
Câu 5: (0,5đ) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài là:
A. 80m2
B. 357m2
C. 375m2
D. 275m2
Câu 6: (0,5đ): Tìm giá trị của x sao cho:(0,5) (M3)
x – 1,27 = 13,5 : 4,5
A. 4,27
B. 1,73
C. 173
D. 1,37
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7. (2 điểm) Đặt tính rồi tính
a) 146,34 + 521,85
b) 745,5 - 14,92
c)25,04 x 3,5
d) 66,15: 63
Câu 8: (1 điểm) Tìm X
X+ 1,25 = 13,5 : 4,5
X x 4,25 = 1,7 x 3
Câu 9: (1,5 đ) Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 35m, chiều dài bằng 7/5 chiều rộng. Cứ trung bình m2 thửa ruộng đó thu hoạch được 20kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng trên thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc?
Câu 10 ( 2 điểm) M3
Một cửa hàng buổi sáng bán được 75kg gạo và bằng 60% lượng gạo bán buổi chiều. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu tạ gạo?
Câu 11 (0,5 điểm) M4
Tính nhanh:
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2018 - 2019
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 Môn Toán lớp 5I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: (0,5đ) Đáp án. D
Câu 2: (0,5đ) Đáp án C
Câu 3: (0,5đ) Đáp án D
Câu 4: (0,5đ) Đúng mỗi đáp án (0,25đ)
Câu a. A
Câu b. C
Câu 5: (0,5đ) Đáp án C
Câu 6: (0,5đ) Đáp án A
II. TỰ LUẬN: 6 điểm
Câu 7 (2 điểm – mỗi phép tính đúng 0,5 đ)
a) 668,19
b)730,58
c) 87,64
d)1,05
Câu 8. (1 điểm – mỗi phép tính đúng 0,5 đ)
X+ 1,25 = 13,5 : 4,5
X + 1,25 = 3
X = 3 -1,25
X = 1,75
X x 4,25 = 1,7 x 3
X x 4,25 = 5,1
X = 5,1 : 4,25
X = 1,2
Câu 9: (1,5 điểm)
Chiều dài của thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
35 x = 49 (m) 0,5 điểm
Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
49 x 35 = 1715 (m2) 0,5 điểm
Số tấn thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:
1715 x 20 = 34300 (kg) = 34,3 ( tấn thóc) 0,5 điểm
Đáp số: 34,4 tấn thóc
Câu 10: (2 điểm)
Số gạo cửa hàng bán được trong buổi chiều là: (0,5 điểm)
75 : 60 x 100 = 125 (kg) (0,5 điểm)
Hai buổi cửa hàng bán được số gạo là: (0,25 điểm)
125 + 75 = 200( kg) = 2 (tạ) (0,5 điểm)
Đáp số: 2 tạ (0,25 điểm)
Câu 11: (0,5 điểm)
ề bài: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường. Cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như một người bạn cô đưa cho tôi một cặp kính.
– Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền trước khi em ra đời”. Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai khác từng nói với tôi: “ Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô đã nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành một người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác.. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính, không những như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy. Xuân Lương
I. Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn của bài văn trên. (5 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập. (Thời gian 15 phút), (5 điểm)
Câu 1: Cô giáo đã làm gì khi phát hiện bạn học sinh cầm sách đọc không bình thường? (0,5đ)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô giáo phạt đánh vào tay bạn ấy.
B. Cô đưa bạn đi khám mắt.
C. Cô hỏi bạn nguyên nhân vì sao lại có sự không bình thường đó.
D. Cô xếp bạn lên ngồi bàn trên.
Câu 2: Sau khi bạn học sinh khám mắt xong, cô đã làm gì? ( 0,5điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô nói cho gia đình bạn ấy biết.
B. Cô không gọi bạn ấy đọc bài nữa.
C. Cô dẫn bạn học sinh đi mua kính.
D. Cô tự mua cho bạn học sinh một đôi kính.
Câu 3: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh nhận kính? (0,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô đã kể cho học sinh nghe một câu chuyện về cặp kính của cô.
B. Cô nói với bạn cặp kính không đáng bao nhiêu tiền.
C. Cô nói do nhà trường tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
D. Cô nói với bạn học sinh, khi nào có tiền thì trả lại cho cô sau.
Câu 4: Nhân vật “Tôi” trong bài là ai? (0,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Là người kể chuyện.
B. Là bạn học sinh đã nhận kính từ cô giáo
C. Là tác giả bài viết.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 5: Em hãy tìm và viết ra 3 đại từ có trong bài. Trong đó, một đại từ chỉ người nói, một đại từ chỉ người nghe và một đại từ chỉ người được nhắc đến. ( 0,5 điểm)
……………………………………………………………………………………………..
Đại từ chỉ người nói:.............................…………………………………………………….
Đại từ chỉ người nghe:……………………………….……………………………………..
Đại từ chỉ người được nhắc đến:...........................................................................................
Câu 6: Em hãy tìm và viết ra một câu văn có sử dụng cặp quan hệ từ trong đoạn cuối bài. (0,5đ)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Câu “Ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một em bé khác” thuộc kiểu câu nào sau đây? (0,5đ)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Câu kể Ai, làm gì?
B. Câu kể Ai, thế nào?
C. Câu kể Ai, là gì?
D. Ý A, B, C đều không đúng.
Câu 8: Qua việc tặng kính, em thấy cô giáo là người thế nào? ( 0,5đ)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
A. Cô là người luôn yêu thương, quan tâm đến học sinh, cô hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
B. Cô là người giàu có.
C. Cô muốn thông qua việc cho kính để kể câu chuyện về tuổi thơ của cô.
D. Cô muốn bạn nhỏ trao cặp kính đó cho một bạn nhỏ khác.
Câu 9: Em hãy tìm hai từ đồng nghĩa với từ cho. (0,5đ)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “ Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác.” (0,5 điểm)
Chủ ngữ:…………………………………………………………………………………………….
Vị ngữ:………………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
I. Chính tả (nghe - viết) (5 điểm) (thời gian 15 phút)
II. Tập làm văn: (5 điểm), (thời gian 30 phút)
Đề bài: Tả một người bạn thân của em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán 2018 - 2019 TH Trần Hưng Đạo
A. PHẦN ĐỌC:
a. Đọc thành tiếng: (1 điểm) (mức 1 - hình thức khác)
Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút).
Đoạn 1: “Một sớm chủ nhật …………có gì lạ đâu hả cháu” Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách TV5 tập 1 trang 103.
Đoạn 2: “Sự sống cứ tiếp tục …………nhấp nháy vui mắt” Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 trang 114.
Đoạn 3: “Nhờ phục hồi …………vững chắc đê điều” Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 trang 129.
Đoạn 4: “Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối bài” Bài Hạt gạo làng ta sách TV5 tập 1 trang 139.
Đoạn 5: “Y Hoa đến bên gài Rok …………xem cái chữ nào” Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 trang 144, 145.
Đoạn 6: “Hải Thượng Lãn Ông …………cho thêm gạo, củi” Bài Thầy thuốc như mẹ hiền sách TV5 tập 1 trang 153.
Đoạn 7: “Cụ Ún làm nghề thầy cúng …………cụ mới chịu đi” Bài Thầy cúng đi bệnh viện sách TV5 tập 1 trang 158.
Đoạn 8: “Khách đến xã Trịnh Tường …………đất hoang trồng lúa” Bài Ngu Công xã Trịnh Tường sách TV5 tập 1 trang 164.
b. Đọc thầm bài văn sau: (4 điểm)
Cảnh đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
Thạch Lam
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: (mức 1-trắc nghiệm)
a. Ruộng của nhà bác Lê.
b. Đi làm mướn.
c. Đồng lương của bác Lê.
d. Đi xin ăn.
Câu 2: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Ăn đói, mặc rách.
b. Nhà cửa lụp xụp.
b. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 3: Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là: (mức 1-trắc nghiệm)
a. Vì
b. Gì
c. Làm
d. Không
Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Mùa nực
b. Mùa rét
c. Bác ta
d. Bác ta phải trở dậy
Câu 5: Từ trái nghĩa với cực khổ là: (mức 2-trắc nghiệm)
a. Sung sướng
b. Siêng năng
c. Lười biếng
d. Cực khổ
Câu 6: Quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: “Học tập quả là khó khăn ……….. gian khổ” (mức 2-trắc nghiệm)
a. Nhưng
b. Mà
c. Và
d. Thì
Câu 7: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói. (mức 4- tự luận)
B. PHẦN VIẾT: (40 phút)
a. Viết chính tả: (2 điểm). (Mức 1 - hình thức khác)
GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 15 phút.
Công nhân sửa đường
Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
b. Tập làm văn: (3 điểm). (Mức 3 - tự luận)
Tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5A. PHẦN ĐỌC
1. Đọc thành tiếng rành mạch, lưu loát, diễn cảm, tốc độ 110 tiếng/ phút: 1 điểm
2. Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1- 6, mỗi câu được 0,5 điểm.
Kết quả là:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
b |
d |
a |
c |
a |
c |
Câu 7: 1 điểm. Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói là gia đình không có ruộng, đông con.
B. Phần viết:
1. Viết chính tả: (2 điểm).
Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa…) thì trừ 0,25 điểm. Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,25 điểm.
2. Tập làm văn: (3 điểm).
Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả.
Tuỳ mức độ, GV cho điểm theo các mốc: 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 2I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
1)- GV cho HS bốc thăm các đoạn đọc theo HD chấm. (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 (mỗi em đọc 1 phút)
2) Trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc
II. Đọc thầm: (7 điểm)
RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?
Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì bến ra màu xanh lá ngái.
Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy.
Theo ĐOÀN GIỎI
Hãy chọn ý trả lời đúng với các câu 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi...đến...biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào ?
A. Lúc ban trưa
B. Lúc ban mai
C. Lúc hoàng hôn
Câu 2 (1 điểm) Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì? Hãy viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào?
A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây.
B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.
C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
Câu 4 (0,5 điểm). Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì?
A. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động.
B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.
C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác.
Câu 5 (0,5 điểm). Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào?
A. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu.
B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật.
C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
Câu 6 (0,5 điểm). Chủ ngữ trong câu: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” Là những từ ngữ nào?
A. Phút yên tĩnh
B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
C. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần
Câu 7 (0,5 điểm) Câu nào dưới dây có dùng quan hệ từ?
A. Chim hót líu lo.
B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
C. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
Câu 8 (1,0 điểm). Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng”
A. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.
B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.
C. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.
Câu 9 (1,0 điểm) Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Thuộc những từ loại gì?
....................................................................................................................................................................................................
Câu 10 (1,0 điểm)Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau:
“Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.”
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/Chính tả. Nghe – Viết (2,0 điểm): Chuỗi ngọc lam (từ Pi-e ngạc nhiên …đến cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi)
2/ Tập làm văn: (8,0 điểm) Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TT |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (3,0 điểm) |
Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, đúng từ. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu. Trả lời đủng câu hỏi theo nội dung bài |
(3 điểm) |
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ, trả lời câu hỏi chưa đủ ý |
(2,5 điểm) |
|
Đọc sai từ 5 đến 7 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 đến 5 chỗ, chưa trả lời đúng câu hỏi |
(2,0 điểm) |
|
Đọc sai từ 8 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên, chưa trả lời được câu hỏi |
(1,0 điểm)
|
|
Còn lại tùy mức độ mà Gv cho điểm cho phù hợp |
||
Đọc hiểu (7,0 điểm) |
Đáp án: Câu 1: B. Lúc ban mai Câu 2: Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Cho thấy Rừng Phương Nam rất yên tĩnh Câu 3: C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. Câu 4: B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. Câu 5: C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. Câu 6: B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai Câu 7: B.Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Câu 8: B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. Câu 9: Mặt trời (danh từ), tuôn (động từ) vàng rực (tính từ) Câu 10: Vì nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm nênnhững con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán. (1đ) |
(0,5 điểm)
(1,0 điểm)
(0,5điểm)
(0,5điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
( 1,0 điểm)
(1,0 điểm) (1,0 điểm) |
Chính tả
(2 điểm) |
Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp |
(2,0 điểm) |
Sai 6 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh...). chữ chưa đẹp |
(1,5 điểm) |
|
Sai 7 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh...), trình bày bẩn, chữ chưa đẹp |
(1,0 điểm) |
|
Sai 8 lỗi trở lên (phụ âm đầu, vần, thanh...), trình bày bẩn, chữ chưa đẹp |
(0,5 điểm) |
|
Tập làm văn (8 điểm) |
- Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Bài viết biết sử dụng các từ ngữ sinh động, gợi tả, gợi cảm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. |
(8,0 điểm) |
- Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. |
(7,0 điểm) |
|
- Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 10 câu trở lên. |
6,0 điểm |
|
- Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. |
5,0 điểm |
|
- Viết được đủ các phần của bài văn tả tả cảnh nhưng chưa hay. |
4,0điểm |
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||||||||
TN KQ |
TL |
HTK |
TN KQ |
TL |
HT K |
TN KQ |
TL |
HT K |
TN KQ |
TL |
HT K |
TN KQ |
TL |
HT khác |
|||
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
1 |
3 |
2 |
||||||||||
Câu số |
6,7 |
8 |
9 |
10 |
|||||||||||||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
2,0 |
|||||||||||
2. Đọc |
a) Đọc thành tiếng |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||||||||||||
Câu số |
1 |
2 |
|||||||||||||||
Số điểm |
2,0 |
1,0 |
3,0 |
||||||||||||||
b) Đọc hiểu |
Số câu |
2 |
2 |
1 |
4 |
1 |
|||||||||||
Câu số |
1,3 |
4,5 |
2 |
||||||||||||||
Số điểm |
1 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
1,0 |
||||||||||||
3. Viết |
Chính tả |
Số câu |
1 |
1 |
|||||||||||||
Câu số |
1 |
||||||||||||||||
Số điểm |
2,0 |
2,0 |
|||||||||||||||
Đoạn bài |
Số câu |
1 |
1 |
||||||||||||||
Câu số |
2 |
||||||||||||||||
Số điểm |
8,0 |
8,0 |
|||||||||||||||
Tổng |
Số câu |
4 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
7 |
4 |
3 |
|||||
Số điểm |
2 |
2 |
1 |
1 |
3 |
1 |
9 |
Phần I: Phần trắc nghiệm:
Bài 1: Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1) Số thích hợp viết vào chỗ chấm (...) để: 3kg 3g = ... kg là:
A. 3,3 B. 3,03 C. 3,003 D. 3,0003
2) Phân số thập phân 834/10 được viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,0834 B. 0,834 C. 8,34 D. 83,4
3) Trong các số thập phân 42,538; 41,835; 42,358; 41,538 số thập phân lớn nhất là:
A. 42,538 B. 41,835 C. 42,358 D. 41,538
4) Mua 12 quyển vở hết 24000 đồng. Vậy mua 30 quyển vở như thế hết số tiền là:
A. 600000 đ B. 60000 đ C. 6000 đ D. 600 đ
Bài 2: (1,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
1) □ 3) 0,9 < 0,1 < 1,2 □ 5) 5m2 25dm2 = 525 dm2 □ |
2) □ 4) 96,4 > 96,38 □ 6) 1kg 1g = 1001g □ |
Phần II. Phần tự luận:
Bài 1:
1) Đặt tính rồi tính.
2) Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 2: Tìm x?
Bài 3: Để lát nền một căn phòng hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền căn phòng đó, biết rằng căn phòng có chiều rộng 6m, chiều dài 9m? (Diện tích phần mạch vữa không đáng kể).
ĐỀ 2KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Toán– Lớp 5
(Thời gian làm bài: 40 phút)
Phần I: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Số "Bốn mươi bảy phẩy bốn mươi tám" viết như sau:
A. 47,480 C. 47,48
B. 47,0480 D. 47,048
Câu 2: Biết 12,...4 < 12,14. Chữ số điền vào chỗ chấm là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 3: Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng số nào?
A. Hàng nghìn C. Hàng phần trăm
B. Hàng phần mười D. Hàng phần nghìn
Câu 4: Viết dưới dạng số thập phân được
A. 10,0 B. 1,0 C. 0,01 D. 0,1
Phần II:
Câu 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
16m 75mm = ..............m 28ha = ...........km2
Câu 2: Tính:
Câu 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80m và gấp đôi chiều rộng. Biết rằng cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiều kg thóc?