BẠn cứ hiểu nôm na phép tu từ được dùng để làm cho câu văn , từ ngữ trở nên bóng bẩy dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu không nhàm chán. trong thực tế hag ngày chắc chắn bạn cùng dùng nhiều phép tu từ đấy thôi.
Một số phép tu từ từ vựng
* So sánh : đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng
* Ân dụ : Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
* Nhân hóa : cách gọi tả con vật đồ vật.v.v bằng những twf ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giwofi con vật cây côi đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người
* Hoán dụ : gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó
* Nói quá : Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhân mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm
* Nói giảm nói tránh : dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển trán hgaay cảm giác qua đâu buồn ghê sợ nặng nề và tránh thô tục thiếu lịch sự
* Điệp ngữ : lặp lại từ ngữ hoạc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh
* Chơi chữ : Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước
Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.
Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà phép tu từ được chia ra: phép tu từ ngữ âm, phép tu từ từ vựng - ngữ nghĩa, phép tu từ cú pháp, phép tu từ văn bản. Vd. điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm... là những phép tu từ ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản ngữ... là những phép tu từ từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ... là những phép tu từ cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những phép tu từ văn bản.