TRƯỜNG THCS CÁT LINH
NHÓM VĂN 6
|
ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 6
|
ĐỀ 1:
Phần I: Cho đoạn văn sau
“Thế là Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lăm. Vưa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đén nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choát đến chon vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành một nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.”
(Bài học đường đời đầu tiên)
Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm đó.
Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Cách lựa chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì?
Câu 3: Giải thích nghĩa từ “ăn năn” và cho biết em giải nghĩa từ đó bằng cách nào?
Câu 4: Tìm 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ, 1 cụm tính từ và xác định các phần của cấu tạo cụm từ đó.
Câu 5: Trong câu: “Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.” Vậy bài học đường đời đầu tiên mà nhân vật “tôi” nghĩ về là bài học gì?
Câu 6: Có bạn cho rằng: đứng trước nầm mồ của người bạn xấu số, trong lòng Dế Mèn chỉ đơn giản là sự hối hận. Em có hoàn toàn đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết một đoạn văn hình dung về tâm trạng Dế Mèn lúc đó theo cảm nhận của em. Đoạn văn có sử dụng một cụm danh từ và một cụm động từ (gạch chân và chú thích)
Câu 7: Trong cuộc sống, em cần làm gì để không phải ở vào tình cảnh (đứng trước nầm mồ của người bạn xấu số, hối hận) của Dế Mèn?
Phần II: Tập làm văn
Lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh cho đề văn sau:
Đề bài: Tả cây mai vàng hoặc cây hoa đào vào mỗi dịp Tết đến xuân về.
TRƯỜNG THCS CÁT LINH
NHÓM VĂN 6
|
ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 6
|
ĐỀ 2
Phần 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ có như núi chất dựa bờ, những cột đáy thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng…Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và (…). Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
(Sông nước Cà Mau – Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích từ tác phẩm nào? của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
Câu 2: Cà Mau là địa danh thuộc vùng nào của Tổ quốc?
Câu 3. Tìm trong đoạn văn những từ diễn tả đặc điểm nổi bật của chợ Năm Căn.
Câu 4. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ có trong câu văn sau: “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.”
Câu 5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh chợ Năm Căn được miêu tả trong đoạn văn (khoảng 8 câu, gạch chân và chú thích một từ láy, một từ ghép).
Câu 6. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau qua bài “Sông nước Cà Mau” (khoảng 10 câu, gạch chân và chú thích dưới một cụm động từ, một cụm tính từ).
Phần II: Tập làm văn
Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề văn sau:
Đề bài: Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa, tả lại khu phố hay thôn xóm nơi mình ở vào một ngày đông lạnh giá.
TRƯỜNG THCS CÁT LINH
NHÓM VĂN 6
|
ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 6
|
ĐỀ 3
Phần I: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu xuất xứ của văn bản.
Câu 2: Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn văn trên?
Câu 3: Tìm một phép so sánh có trong đoạn văn và cho biết đó là kiểu so sánh nào?
Câu 4: Xác định một phó từ có trong đoạn câu văn sau: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn.
Câu 6: Viết đoạn văn (6 - 8 câu) nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên sông Thu Bồn trong đoạn trích “Vượt Thác” của Võ Quảng. Trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh và một phép nhân hoá. Gạch chân và chú thích.
Câu 7: Từ vẻ đẹp thiên nhiên sông Thu Bồn nói riêng và vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam nói chung, em sẽ làm gì để bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên đó?
Phần II: Tập làm văn:
Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề văn sau:
Đề bài: Em đã chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
TRƯỜNG THCS CÁT LINH
NHÓM VĂN 6
|
ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 6
|
ĐỀ 4
Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Trong thời gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
- Con đã nhận ra ai chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào, của ai?
Câu 2: Trong tác phẩm, tác giả đã để cho nhân vật người anh tự kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất. Theo em, ngôi kể này có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật?
Câu 3: Qua bức tranh Anh trai tôi, Kiều Phương muốn gửi gắm điều gì?
Câu 4: Em hãy giải thích rõ diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện rồi xấu hổ.
Câu 5: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong văn bản có đoạn trích trên.
Phần II: Tập làm văn
Lập dàn ý và viết hoàn chỉnh đề bài sau:
Miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè.
*Các bạn giúp được câu nào thì giúp, mình cảm ơn nhé.*