Cho các đoạn văn sau, chỉ rõ tên tác phẩm, tác giả,phương thức biểu đạt chính, giá trị nội dung, Giá trị nghệ thuật của đoạn sau
1."Rồi bác đi dém chăn...lửa hồng"
2."Bỗng loè chớp đỏ...giữa đồng"
3. "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô...lưỡi càng thêm nặng mẻ cá giả đôi"
4."Mặt trời nhú lên dần...là là nhịp cánh
5."Bóng tre trùm lên âu yếm...của người nông dân"
6."Gậy tre,chông tre...Tre,anh hùng chiến đấu!"
1. "Rồi bác đi dém chăn...lửa hồng"
- Đoạn trích trên được trích từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (Kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
- Nội dung: Thể hiện tấm lòng yêu hương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, Tình cảm yêu kính, cảm phục người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ năm chữ
+ Có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện
+ Kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm
+ Nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
2."Bỗng loè chớp đỏ...giữa đồng"
- Đoạn trích trên được trích từ bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả (Kết hợp với tự sự và biểu cảm)
- Ý nghĩa :
+ Lượm - một chú bé liên lạc - hồn nhiên, dũng cảm, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp của Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương và đau xót của tác giả dành cho Lượm.
- Nghệ thuật :
+ Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với thể thơ có kết hợp tự sự.
+ Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu kết hợp nhiều phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự và biểu cảm.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng.
3. "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô...lưỡi càng thêm nặng mẻ cá giả đôi"
- Đoạn trích trên được trích từ bài kí Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả (Kết hợp với tự sự và biểu cảm)
- Nội dung :
+ Tả lại quang cảnh Cô Tô sau khi cơn bão đã đi qua.
- Nghệ thuật :
+ Hình ảnh đảo Cô Tô sau cơn bão được miêu tả một cách rất chính xác và tinh tế.
+ Từ ngữ giàu tính sáng tạo, điêu luyện.
4."Mặt trời nhú lên dần dần...là là nhịp cánh"
- Đoạn trích trên được trích từ bài kí Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả (Kết hợp với tự sự và biểu cảm)
- Nội dung:
+ Tả cảnh bình minh lên ở đảo Cô Tô.
- Nghệ thuật:
+ Các phép so sánh mới lạ, từ ngữ giàu tính sáng tạo, phong phú.
5. "Bóng tre trùm lên âu yếm...của người nông dân"
- Đoạn trích trên được trích từ bài Cây tre Việt Nam - lời bình cho bộ phim cùng tên của Thép Mới.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả (Kết hợp với biểu cảm, thuyết minh, bình luận)
- Nội dung:
+ Cây tre là người bạn thân thiết lâu dời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Sự gắn bó của cây tre mang lại tình cảm sâu sắc cho người Việt Nam.
- Nghệ thuật :
+ Hình ảnh cây tre vừa phong phú, chọn lọc vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Lời văn có tính biểu cảm cao.
+ Sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ.
6. "Gậy tre,chông tre...Tre,anh hùng chiến đấu!"
- Đoạn trích trên được trích từ bài Cây tre Việt Nam - lời bình cho bộ phim cùng tên của Thép Mới.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả (Kết hợp với biểu cảm, thuyết minh, bình luận)
- Nội dung:
+ Hình ảnh cây tre Việt Nam bất khuất, dũng cảm, kiên cường, gan dạ, bảo vệ cho con người, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín của Việt Nam.
- Nghệ thuật:
+ Lời văn giàu nhịp điệu, có tính biểu cảm cao.
+ Sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ.