- Lúc nhà bạn Hải gặp khó khăn và có ý định bỏ học, em đã động viên bạn rất nhiều và khuyên nhủ nên tiếp tục con đường học hành.
- Em đã quyên góp tiền và đồ vật cho những bạn ở vùng cao vùng xa, những nơi còn khó khăn
- Lúc nhà bạn Hải gặp khó khăn và có ý định bỏ học, em đã động viên bạn rất nhiều và khuyên nhủ nên tiếp tục con đường học hành.
- Em đã quyên góp tiền và đồ vật cho những bạn ở vùng cao vùng xa, những nơi còn khó khăn
Thuyết trình ngắn về sự sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn theo gợi ý sau:
- Tại sao cần phải sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?
- Em có sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi không? Vì sao?
Thực hiện những việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn tại nơi em đang sinh sống.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi:
a. Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.
b. Em có sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn, phù hợp với khả năng của mình không? Vì sao?
c. Hãy kể thêm những hành động khác thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người góp khó khăn mà em biết.
Xử lí tình huống
Tình huống 1:
Mấy hôm nay, Hưng không đi học. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo buổn bã thông báo:
- Như các em đã biết, mẹ bạn Hưng lớp ta bị ốm đã lâu, nay bố bạn ấy lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải giúp bạn Hưng vượt qua khó khăn này.
Câu hỏi: Em hãy đề xuất những việc có thể làm trong khả năng của mình để giúp Hưng.
Tình huống 2:
Lớp 4C có thêm một học sinh mới từ tỉnh khác chuyển về. Bạn tên là Mây, người bé nhỏ, nói tiếng địa phương nghe rất lạ và quần áo bạn mặc không giống với các bạn trong lớp. Vì vậy, Mây thường bị một số bạn nam trong lớp trêu chọc, nhại giọng nói và xì xào, bình phẩm về trang phục,... Điều này khiến Mây rất buồn và mặc cảm.
Câu hỏi: Hãy nêu ý kiến của em để giúp bạn Mây vượt qua khó khăn, tiếp tục đến lớp.
Tham gia trò chơi Sóng xô và trả lời câu hỏi
a. Theo em, “cơn sóng” tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?
b. Khi thấy một i đó gặp “sóng gió” chúng ta cần làm gì?
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
a. Cô bé đã làm gì khi thấy cậu bé nghèo hỏi xin một cốc nước?
b. Vì sao hoá đơn viện phí đã được bác sĩ Ha-uốt Ken-li thanh toán?
c. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên ?
Quan sát tranh và thảo luận
Câu hỏi: Em hãy đoán xem bạn trong tranh dự định làm gì. Vì sao các bạn lại làm như vậy?
Liên tưởng tình huống phù hợp
a. Để cháu giúp bà nhé!
b. Nếu bạn muốn đi đâu có thể nói mình giúp nhé!
c. Chắc bố của bạn chưa hiểu bạn thôi. Mình nghĩ bố rất thương bạn.
d. Hình như bạn đang mệt. Minh sẽ nhờ cô giáo giúp bạn.
e. Mình tin rằng bạn sẽ sớm khoẻ thôi. Bạn cố gắng lên nhé!
Câu hỏi: Theo em, những lời nói trên có thể sử dụng trong trường hợp nào để thể hiện sự cảm thông và giúp đỡ người gặp khó khăn?