Câu1:Cảm nhận về cái hay cái đep của đoan thơ sau: "quê hương là con đò nhỏ /cho con trèo hái môi ngày /quê hương là con diều biếc /tuổi thơ con thả trên đồng /quê hương là cầu tre nhỏ /me về nón lá nghiêng tre /quê hương là đêm trăng tỏ/hoa cau rung trắng ngoài thềm
Câu 2:Hãy chỉ ra và phân tích tác dung của biện pháp tu từ (.) câu sau:
sông đươc lúc dềnh dàng /chim bắt đầu vôi vã /có đám mây mùa ha/vắt nửa mình sang thu
Câu 3:tưởng tương cuôc chiến giữa ST vàTT (.) điều kiên ngày nay
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ , nhà văn.Quê hương với mỗi người thật giản dị ,thân thương.Yêu quê hương là yêu con đường đến trường, là yêu những mái nhà tranh, là yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn nỗi tiếng Ê-ren-bua đã từng nói:"Suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu những thân thuộc quanh mình.Tình yêu tổ quốc bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê hương giản dị. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc phải yêu quê hương mình lắm thì mới so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người như vậy. Quê hương tưởng chừng như một định nghĩa khó giải thích nhưng tại sao trong bài thơ của tác giả Đỗ Trung Quân lại dễ gần đến như vậy?
"Quê hương là chùm khế ngọt"-Là 1 chùm khế nhỏ bé, thơm ngọt, mát lành, là 1 thứ quà quê bình dị mà chứa chan tình thương yêu, nó quá đỗi bình thường mà sao lại khiến lòng ta bồi hồi, day dứt và nhớ thương?Có lẽ là từ vị ngọt của khế, hương vị của tình thương thắm thiết, hương vị của góc vườn đầy hoa lá, chắc chỉ có thể là quê hương mới đem lại cho ta cảm giác yên bình ấy!Và cả những hình ảnh giợ nỗi nhớ thương đến những kỉ niệm tuổi thơ:"Cho con chèo hái mỗi ngày".Tuy chỉ là 1 câu nói bình thường về hoạt động nhỏ bẻ nhưng đã đưa đẩy lòng ta đến xao xuyến.
Đấy là quê hương, là con đường đến trường mỗi ngày cùng đám bạn, nô dùa, vui tươi, rợp bướm vàng bay.Hình ảnh con bướm vàng là hình ảnh đầy thân thuộc mà chỉ có ở quê hương mới thấy, chứ nơi đô thị sao mà tìm thấy được? Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ"Có những ngày chốn học ra bờ ao bắt bướm, mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc",nhà thơ Huy Cận nhớ đến"Một buổi trưa, không biết là thời nào, có tiếng cu gáy, có bướm vàng bay".Những điều ấy chẳng chứng minh cho ta thấy con đường quê lắm bùn, lắm cỏ mà còn khắc ghi đậm sâu trong trái tim hơn cả những con đường nơi thành thị nhẵn bóng, sạch sẽ.
Quê hương xuất hiện với những cánh diều bay bổng trên trời. Có ai vẽ tranh tuổi thơ dắt trâu ra đồng mà lại không có cánh diều không? cccccCó đứa trẻ ở quê nào mà không biết đến diều không? Đấy, cánh diều hay còn là đôi cánh khổng lồ trowrchowr những khát vọng, kỉ niệm, tuổi thư.Sự bình dị mà lại chất chứa điều hạnh phúc tưởng như sẽ không tìm đến được.
Hình ảnh quê hương đẹp đẽ, thiêng liêng là hình ảnh ngọt ngào thình thương yêu bình dị gắn với cây cầu tre nhỏ bắc qua con sông với nón lá mẹ đội, nón lá có giọt mồ hôi khó nhọc của mẹ vì các con.
Và còn gì đẹp hơn ánh trăng ở quê hương? Ánh trăng khổng lồ, sáng lung linh rọi qua từng xomms nhỏ,hương hoa cau rụng thơm ngát cbay vào không chung.
Vâng, quê hương quả tuyệt đẹp như vậy đấy! Tác giả Đỗ Trung Quân đã thành công trong những hình ảnh so sánh bình dị, mộc mạc mà thắm thiết, rung động lòng người. Bài thơ còn như sự nhắc nhở những người xa quê đừng quên cội nguồn của mình, đừng quên tuổi thơ với quả khế ngọt, con đường đi học, con diều biếc, cây cầu tre nhỏ,...